Tình trạng thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi

Thoái hóa khớp gối ở người già là một trong những bệnh lý dễ gặp nhất khi bước vào giai đoạn trung niên trở đi. Nó gây ra những cơn đau nhức khó chịu khiến người bệnh khó khăn trong việc di chuyển, vận động. Vậy, thoái hóa khớp gối ở người già có nguyên nhân do đâu, triệu chứng và điều trị thoái hóa khớp gối thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối

Chúng ta cần biết rằng sụn khớp chủ yếu hình thành là do 90% canxi tạo thành. Nhưng với cơ thể con người tuổi càng cao đồng nghĩa với việc không thể tự tổng hợp canxi.
Canxi trong cơ thể người có xu hướng tự tiêu và nếu không được cung cấp trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc khớp gối.

Thoái Hóa Khớp Ở Người Cao Tuổi Và Thông Tin Cần Biết

Ngoài ra, còn các nguyên nhân như chấn thương, tình trạng béo phì làm tăng áp lực lên khớp gối. Các hậu quả của các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gút, nhiễm trùng khớp… cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến thoái hóa khớp nếu không được điều trị và phục hồi đúng cách.

Biểu hiện của thoái hóa khớp

Triệu chứng điển hình nhất khi bị thoái hóa khớp của người già là “đau”. Các cơn đau thường bắt đầu từ nhẹ đến trung bình và nặng thành từng đợt dữ dội. Các cơn đau có thể đến vào buổi sáng, bệnh nhân có thể bị cứng khớp từ 15- 30 phút có kèm theo cơn đau, sau đó bệnh nhân sẽ đau thành từng đợt liên tục, đau khi đi lại, khi di chuyển.

Khi bị đau, bệnh nhân có thể giảm cơn đau bằng cách ngồi xuống và nghỉ ngơi, sau đó xoa bóp các khớp gối để tránh tình trạng cứng khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn thêm các thuốc từ đông y, thuốc từ dược liệu để hỗ trợ điều trị bệnh lâu dài, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Thoái hóa ở khớp gối ở người già, ngoài triệu chứng đau có thể còn kèm theo tiếng kêu lạo xạo khi co duỗi khớp gối, đau nhiều khi đi lại, vận động, đau tăng lên khi ngồi xổm, đứng dậy rất khó khăn, nhiều khi phải níu vào một vật gì đó để đứng dậy, nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ khớp gối, cảm giác mỏi thường xuyên ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ ở khớp để tạo tiếng kêu răng rắc, những động tác này có thể gây hại cho khớp rất nhiều, vì thế cần tránh để giảm nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.

Thoái hóa khớp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa

Khi bị thoái hóa khớp, nhất là tình trạng thoái hóa khớp gối ở người già, thỉnh thoảng sẽ có những đợt bị viêm. Phản ứng viêm bắt đầu từ triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau biểu hiện rõ rệt trên phần khớp gối, sau đó sẽ nặng dần lên khi di chuyển,…

Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, thoái hóa khớp còn biểu hiện thêm như : hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp, hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp (có thể là nhiều gai), gai xương ở cột sống ít gặp hơn ở các khớp khác như khớp gối, khớp gót chân…

– Đau là dấu hiệu dễ nhất biết nhất của bệnh thoái hóa khớp gối. Đôi khi những cơn đau đến rất bất chợt khiến người bệnh phải cố gắng chịu đựng. Cơn đau khớp gối do thoái hóa có dấu hiệu ngày càng tăng theo thời gian, nhất là khi thay đổi thời tiết bệnh sẽ càng biểu hiện rõ.

– Hoạt động và chức năng của khớp gối bị giảm khi bị đau.

 -Khi cử động, di chuyển, khớp gối của người già phát ra tiếng kêu lạo xạo, nhất là khi đứng lên ngồi xuống, gập gối.

– Thoái hóa khớp gối ở người già gây ra dấu hiệu cứng khớp, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy. Lúc này người bệnh cần nghỉ ngơi, xoa bóp một lúc khớp mới mềm mại bình thường trở lại.

– Cảm giác khớp gối mỏi thường xuyên, khiến người bệnh thường xuyên phải co duỗi gối.

– Một số phản ứng viêm, sưng, nóng đỏ khớp gối cũng là triệu chứng của thoái hóa khớp gối ở người già.

– Biến dạng khớp: Dấu hiệu này xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, khớp gối bị thoái hóa nghiêm trọng.

– Một số dấu hiệu ít nhận biết đó là người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, giảm cân

Cách điều trị thoái hóa khớp gối người già

Nguyên tắc chung nhất trong điều trị thoái hóa khớp gối ở người già đó là giảm đau và phục hồi chức năng khớp gối. Người cao tuổi có thể áp dụng những biện pháp chữa trị sau:

Khắc phục thoái hóa khớp gối tại nhà bằng bài thuốc dân gian

Phương pháp này được nhiều người già ưa chuộng và áp dụng khi thấy có triệu chứng đau nhức, thoái hóa khớp gối. Các bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau nhức hiệu quả như:

– Đắp lá ngải cứu và muối hạt.

– Bài thuốc chườm từ lá đu đủ và muối.

– Bài thuốc uống hoặc đắp từ lá lốt.

– Bài thuốc từ cây xương rồng…

Biện pháp dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, nhưng hiệu quả thấp, chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Mặt khác, phương pháp này không được kiểm chứng khoa học, công dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào cơ địa của từng người.

Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.

Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.

Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Liên hệ 0385.137.862 để được tư vấn và khám chữa kịp thời!

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?