Đau nhức xương khớp mùa lạnh, đáng lưu ý!

Mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến các khớp xương trở nên cứng nhắc và sưng đau, nhất là những người có tiền sử thoái hóa xương khớp.

Tình trạng đau khớp phổ biến trong mùa lạnh

Đau xương khớp mùa lạnh là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi, nhất là phụ nữ, với các biểu hiện như đau sưng đỏ khớp, cứng khớp. Đau khớp mùa lạnh được lý giải là do sự thay đổi của áp suất trong khí quyển khiến các cơ gân co rút, dịch khớp cũng bị đông lại, đặc biệt là ở người lớn tuổi, gây viêm, đau khớp và gặp khó khăn khi cử động.

Đau sưng khớp do các khớp bị viêm có thể xảy ra ở gần như tất cả các khớp trong cơ thể, tuy nhiên, thường gặp nhất là khớp tay, vai, cột sống, hông, và đầu gối. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nhiều năm qua cho thấy những người bị viêm khớp có thể nhạy cảm với sự thay đổi của áp suất khí quyển.

Khi lớp sụn bao phủ xương bên trong khớp bị bào mòn, các dây thần kinh trong xương có thể cảm nhận được những thay đổi của áp suất. Hơn nữa, khi áp suất khí quyển thay đổi có thể khiến cho gân, cơ và các mô sẹo bị giãn ra và co lại, dẫn đến tình trạng đau khớp.

Bên cạnh đó, thời tiết lạnh giá cũng khiến mạch máu co lại, các dây thần kinh bị kích thích và người bệnh cảm thấy đau khớp nhiều hơn. Các triệu chứng của sưng đau khớp có thể thuyên giảm khi thời tiết ấm trở lại.

Nhiệt độ thấp cũng là một trong những yếu tố góp phần làm cho chất lỏng bên trong khớp trở nên dày hơn, gây ra khô cứng khớp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi nhiệt độ giảm khoảng 10 độ, cũng như áp suất khí quyển thấp đã làm gia tăng chứng đau khớp.

Khi bị đau xương khớp do trời lạnh, việc cử động càng khó khăn và hạn chế hơn. Đây cũng chính là lý do tác động ngược trở lại khi các khớp càng ít vận động thì triệu chứng viêm đau tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện của chứng đau khớp khi trở trời

Các cơn đau nhức gia tăng  

Khi trời lạnh, mọi triệu chứng đau nhức xương khớp tại nhiều vị trí trên cơ thể đều nặng hơn, đặc biệt tập trung ở khớp bị tổn thương trước đó hoặc đang mắc bệnh lý như: xương cột sống, xương khớp gối, xương cổ, xương vai, xương thắt lưng, bàn tay,… 

Tình trạng này thường nghiêm trọng nhất vào ban đêm hoặc sáng sớm do lúc này thời tiết lạnh nhất.

Các khớp xương tê mỏi, sưng tấy

Tê sưng khớp là tình trạng tổn thương xương khớp nghiêm trọng hơn mà bệnh nhân có thể gặp phải thường xuyên khi trời lạnh. Người già với sức khỏe xương khớp suy giảm là đối tượng dễ gặp phải nhất. 

Cần cẩn thận bởi đây là dấu hiệu bệnh lý xương khớp như: thoát vị đãi đệm, loãng xương, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Các khớp trở nên cứng  

Cứng khớp là tình trạng các khớp bị cứng đơ, không thể hoặc rất khó để cử động. Cứng khớp thường chỉ kéo dài khoảng 10 – 30 phút, xuất hiện sau khi bệnh nhân ngủ dậy, nhất là ngủ dậy sáng sau một đêm nằm ngủ. 

Khi được xoa bóp và cử động khớp, tình trạng cứng khớp này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trời lạnh và bệnh không được cải thiện thì cứng khớp sẽ tái phát nhiều lần.

Các khớp xương phát ra âm thanh khi vận động

Không chỉ gây đau đớn, khó khăn vận động, bệnh nhân nếu cố gắng di chuyển, cử động khớp bị đau còn gây ra âm thanh bất thường. Đây có thể do các xương cọ xát vào nhau, lâu dần gây tổn thương và đau nhức nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng đau xương khớp vào mùa lạnh trên đều ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại, lao động của bệnh nhân. Đôi khi, cơn đau nhức xuất hiện ban đêm còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến họ mất giấc hoặc hoàn toàn không ngủ được. Cần giữ ấm tốt kết hợp với điều trị bệnh xương khớp thì tình trạng bệnh mới được cải thiện.

Nên làm gì để cải thiện tình trạng đau xương khớp vào mùa lạnh

Áp dụng các biện pháp sau trước hoặc khi gặp phải tình trạng đau xương khớp vào mùa lạnh sẽ giúp cải thiện đáng kể.

Chườm nóng

Với cơn đau nhức khớp nghiêm trọng chưa kịp xử lý, bệnh nhân nên chủ động mang theo mình dụng cụ chườm nóng. Nhiệt độ sẽ làm giãn nở, tăng lưu thông máu và giảm đau nhức xương khớp.

Tắm nước nóng

Bạn có thể tự thưởng cho bản thân thời gian ngâm mình trong nước nóng để làm giãn nở mạch máu, giảm sưng đau khó chịu. Bệnh nhân có thể tắm một phần cơ thể khi tình trạng đau nhức này xảy ra, lưu ý không nên dùng nước quá nóng và ngâm mình trong thời quá lâu.

Xoa bóp, Massage

Các loại rượu thuốc như rượu gừng, rượu thuốc, rượu khuynh diệp,… có tác dụng làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông của máu. Từ đó giảm tình trạng đau sưng khớp cũng như tiến triển bệnh nguy hiểm hơn.

Nắm được vì sao đau xương khớp vào mùa lạnh sẽ giúp bạn lựa chọn các biện pháp giảm đau, tăng sức mạnh xương khớp phù hợp nhất. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng song người bệnh không nên chủ quan, để bệnh tiến triển ảnh hưởng tới chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

>>> Xem thêm: Phác đồ điều trị đau cổ vai gáy hiệu quả