Hiểu về viêm quanh khớp vai và cách điều trị

Viêm quanh khớp vai khiến những phần mềm xung quanh khớp vai bị sưng và đau. Người trong độ tuổi 40 đến 60 rất dễ mắc chứng bệnh này. Cùng tìm hiểu thêm về những đối tượng có khả năng viêm khớp vai cao và cách điều trị hiệu quả trong bài viết sau nhé.

Viêm quanh khớp vai có dịch và cách điều trị bằng Đông Y - Việt Nam Forestry

Những đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm quanh khớp vai?

-Người ở độ tuổi 40 – 60
-Viêm quanh khớp vai thường gặp ở nam nhiều hơn nữ
-Người lao động chân tay, phải thường xuyên giơ tay cao hơn 90 độ.
-Người có tiền sử chấn thương vùng khớp vai, gãy xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn
-Người có tiền sử phẫu thuật khớp vai, nắn xương cánh tay – xương đòn – xương bả vai
-Người mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, bệnh ở lồng ngực – phổi, đái tháo đường, cơn đau thắt ngực, đột quỵ não
-Khớp vai bất động trong một thời gian dài do đột quỵ, gãy xương cánh tay,…

Nguyên nhân gây ra viêm quanh khớp vai

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng viêm quanh khớp vai có thể kể đến là:

– Thoái hóa gân do tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở người trên 50 tuổi, khi xương khớp bắt đầu bước vào quá trình lão hóa.

– Tổn thương gân cơ khớp vai: Công việc lao động nặng có các chấn thương cơ học lặp đi lặp lại gây tổn thương các gân cơ quanh khớp vai như gân cơ trên gai, cơ nhị đầu cánh tay.

– Chấn thương vùng vai: Tập thể thao quá sức, chơi một số môn thể thao đòi hỏi phải nhấc tay lên quá vai nhiều lần như chơi cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền có thể gây ra những tổn thương cho vùng vai. Ngoài ra còn do các chấn thương vùng vai do ngã, trượt, tai nạn ô tô, xe máy.

– Một số bệnh lý khác: Người mắc các bệnh như tim mạch, hô hấp, tiểu đường, ung thư vú, thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ… cũng có thể là nguyên nhân gây nên chứng viêm quanh khớp vai.

Viêm quanh khớp vai có thể gây tàn phế | Vinmec

Biểu hiện viêm quanh khớp vai

– Xuất hiện cơn đau: Đau ở vai, ở rãnh chữ V của cơ delta, đôi khi lan xuống cánh tay thậm chí cả cẳng tay, mu tay. Đau tăng khi làm một số động tác của vai, nhất là lúc tỳ vào vai, khó nằm nghiêng. Ngoài ra, còn đau nhói ở dưới mỏm cùng vai ngoài hoặc ngay phía trước mỏm cùng vai, tương ứng với vị trí tổn thương của gân.

– Hạn chế vận động: Cảm thấy đau vai kèm theo hạn chế vận động, mất khả năng dang chủ động của cánh tay, luôn luôn kết hợp với đứt gân dưới gai làm mất khả năng xoay ngoài chủ động của cánh tay. Cơn đau biến mất một cách tự phát hoặc do dùng điều trị nhưng không phục hồi được khả năng vận động.

– Loạn dưỡng chi trên do phản xạ hoặc hội chứng vai – bàn tay: Sự co cứng khớp vai do rối loạn thần kinh dinh dưỡng lan tỏa, liên quan đến cả xương, cơ, mạch máu và da tạo nên cơn đau do loạn dưỡng thần kinh phản xạ ở chi trên gây nên.

Viêm quanh khớp vai dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì cũng đều gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe và tinh thần người bệnh. Biến chứng thường thấy của bệnh này là nguy cơ viêm gân và viêm túi thanh mạc dưới mỏm cùng vai delta. Do đó, khi phát hiện bản thân có triệu chứng của viêm quanh khớp vai, tốt hơn người bệnh nên đi khám chữa sớm tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tránh bệnh phát triển phức tạp và gây những hậu quả đáng tiếc.

Viêm Quanh Khớp Vai: Triệu chứng, Chẩn đoán và Điều trị

Phương pháp chữa viêm quanh khớp vai hiệu quả?

 

Quá trình điều trị viêm khớp vai bao gồm điều trị các đợt cấp tính và điều trị duy trì. Phương pháp đầu tiên được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bệnh nhân là sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc tiêm,…

Thuốc giảm đau
Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, sử dụng theo bậc thang của tổ chức y tế thế giới. Dưới đây là những loại thuốc điều trị viêm quanh khớp vai, được bác sĩ khuyên sử dụng:

– Acetaminophen (ví dụ như Paracetamol, Tylenol 8g): 0,5 gram x 2-4 viên/ 24h.

– Acetaminophen kết hợp codein hoặc tramadol: Efferalgan – codein 2-4 viên/24h.

– Thuốc Ultracet: 2-4 viên/24h.

Thuốc chống viêm
Trong bệnh án điều trị ngoài thuốc giảm đau, người bệnh còn cần dùng kết hợp các loại thuốc chống viêm không chứa steroid:

– Diclofenac (hoặc Voltaren): 50 mg x 2 viên/24h.

– Piroxicam, Felden hoặc Brexin: 20mg x 1 viên/24h.

– Meloxicam: 7,5mg x 1-2 viên/24h.

– Celecoxib: 200mg x 1-2 viên/24h.

Có nên tiêm thuốc trực tiếp vào khớp?

Thuốc tiêm tại chỗ
Cách điều trị tiêm thuốc Corticoid tại chỗ thường được áp dụng đối với thể viêm khớp vai đơn thuần. Thuốc sử dụng là các muối của corticoid, ví dụ như Depomedrol 40mg; Diprospan, tiêm trực tiếp vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta 1 lần duy nhất, hoặc tiêm nhắc lại sau khoảng 3-6 tháng.

Tránh sử dụng thuốc tiêm corticoid cho bệnh nhân bị đứt gân bán phân do thoái hóa vì có thể làm hoại tử gân, gây ra đứt gân hoàn toàn.

Các Phương Pháp Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Bằng Đông Y

Điều trị bằng phương pháp Y học Cổ truyền

Với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên khoa các bệnh về xương khớp, Phòng khám YHCT Tâm An khuyên bạn nên lựa chọn điều trị viêm quanh khớp vai bằng liệu pháp Đông y “Tân châm nhắm trúng đích”. Đây là liệu pháp đã được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn, hài lòng với những ưu điểm vượt trội như:

  • Hiệu quả nhanh chóng, tỷ lệ thành công cao.
  • Tránh tái phát, không phẫu thuật, không nằm viện.
  • Chi phí hợp lý.
  • Điều trị thuốc Đông y tác động vào căn nguyên bệnh.
  • Điều trị 1-3 lần là khỏi bệnh.
  • Không đau, không ảnh hưởng tới công việc và học tập.
  • Khỏi bệnh lâu dài, an toàn với cơ thể, không tác dụng phụ.

Nếu bạn đang có những triệu chứng nghi ngờ bị viêm quanh khớp vai hay đã bị bệnh mà chữa mãi không hết, xin vui lòng liên hệ đến Hotline 0385 137 862 để được các bác sĩ tư vấn hoặc đến trực tiếp Phòng khám Chuyên khoa YHCT Tâm An, tại 52 Đại An,Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.