Cần làm gì khi bị chấn thương đá bóng?

Dù bạn là người chơi lâu năm, có kinh nghiệm thì việc chấn thương khi đá bóng là điều không thể tránh khỏi. Với nhiều pha va chạm trong trận đấu, bóng đá được xem là bộ môn thể thao có tỷ lệ chấn thương cao. Vậy, cần làm gì khi bị chấn thương lúc đá bóng?

Cần làm gì khi bị chấn thương đá bóng? - Hình 1

Vì sao bóng đá dễ gây ra chấn thương?

Bóng đá là môn thể thao có tính đối kháng tập thể quyết liệt. Trong suốt trận đấu, các cầu thủ thường phải di chuyển liên tục với tốc độ cao. Điều này rất dễ dẫn tới va chạm, chấn thương. Từ các va chạm nhỏ hoặc các cú nhảy đỡ bóng đều có thể ảnh hưởng đến cơ thể của người chơi.

Ngoài ra, không khởi động, làm ấm cơ thể trước khi vào trận đấu hoặc chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý cũng có thể khiến các cầu thủ dễ mắc chấn thương.

Các chấn thương bóng đá thường gặp

Cần làm gì khi bị chấn thương đá bóng? - Hình 2

Nếu là người thường xuyên chơi bóng đá, chắc hẳn đã từng bắt gặp phải các trường hợp chấn thương dưới đây:

  • Chấn thương cơ vùng đùi sau (hamstring)
  • Bong gân mắt cá chân
  • Chấn thương đầu gối
  • Chấn thương dây chằng chéo trước
  • Rách sụn chêm
  • Viêm gân Achilles
  • Gãy xương

Cần làm gì để phòng tránh các chấn thương khi đá bóng?

Cần làm gì khi bị chấn thương đá bóng? - Hình 3

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa chấn thương khi chơi bóng đá là khởi động đúng cách, giúp làm ấm cơ. Khi cơ lạnh sẽ dễ bị căng quá mức dẫn tới rách, ngược lại cơ ấm sẽ linh hoạt hơn. Tuân thủ những hướng dẫn dưới đây để giúp phòng tránh chấn thương hiệu quả:

  • Tạo điều kiện tốt giúp phòng ngừa chấn thương
  • Nếu thi đấu lần đầu cần tập luyện trước đó ít nhất 3 tuần
  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ để tránh lạnh hay tránh nóng
  • Giữ ấm cho cơ thể
  • Cần thay người khi gặp chấn thương.
  • Huấn luyện kỹ lưỡng
  • Cầu thủ cần hiểu rõ, theo sát những luật lệ trong luyện tập và thi đấu
  • Tinh thần đồng đội và trách nhiệm cao
  • Đảm bảo tuân thủ các chỉ dẫn của huấn luyện viên trước, trong và sau trận đấu hay khi tập luyện.
  • Chuẩn bị thiết bị dụng cụ phù hợp
  • Dụng cụ cần được bảo quản tốt, đảm bảo thay mới kịp thời
  • Sân tập cần bảo dưỡng và chăm sóc tốt
  • Chăm sóc y tế tốt
  • Đội ngũ y tế cần có mặt khi cầu thủ tập luyện và thi đấu
  • Mỗi cầu thủ cần có hồ sơ sức khỏe đầy đủ
  • Khi mắc chấn thương, cầu thủ cần có biện pháp chăm sóc tốt

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị chấn thương xương khớp theo phương pháp y học cổ truyền an toàn, không phẫu thuật; an toàn; không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.