3 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau cổ vai gáy cao nhất

Theo thống kê, số người mắc các bệnh về cơ xương khớp đã tăng 25% trong thập kỷ qua và chiếm 2% gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Đặc biệt, căn bệnh đau cổ vai gáy thường gặp ở đối tượng sử dụng máy tính nhiều.

Đối tượng nguy cơ bệnh đau cổ vai gáy

3 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau cổ vai gáy cao nhất - Hình 1

Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy như:

  • Những người làm công việc văn phòng, ngồi máy tính thường xuyên, lái xe, lao động nặng.
  • Những đối tượng bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư vùng cổ cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
  • Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết.

Đau nhức cơ xương khớp ảnh hưởng như thế nào?

Đau nhức cơ xương khớp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn trong nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số cách mà đau nhức cơ xương khớp có thể ảnh hưởng:

  • Giới hạn sự linh hoạt: Đau nhức cơ xương khớp có thể làm cho việc cử động trở nên khó khăn và giới hạn sự linh hoạt của bạn. Điều này có thể làm cho các hoạt động hàng ngày như làm việc, đi lại, leo cầu thang, hoặc thậm chí là mở nắp chai trở nên khó khăn.
  • Chất lượng cuộc sống: Đau nhức liên quan đến cơ xương khớp có thể gây ra căng thẳng, lo âu và trầm cảm. Bạn khó có thể tham gia vào các hoạt động xã hội, vui chơi, chơi thể thao, hoặc thậm chí là làm việc.
  • Biến chứng về sau: Nếu không được điều trị hoặc quản lý một cách hiệu quả, đau nhức cơ xương khớp có thể gây ra biến chứng và tác động đến sức khỏe của bạn.

Các biện pháp điều trị bệnh đau cổ vai gáy

3 Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đau cổ vai gáy cao nhất - Hình 2

Có nhiều cách để điều trị đau cổ gáy, tùy thuộc vào mức độ của bệnh nặng hay nhẹ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, vậy đau cổ vai gáy phải làm sao?

  • Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay cổ, tạm dừng các môn thể thao hoặc động tác làm đau cổ nặng lên, khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, sau 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm và dần hết.
  • Khi bệnh ở mức độ vừa, tức là mức độ kích thích dây thần kinh lớn hơn, các biểu hiện bị đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ vai gáy bên trái rõ ràng hơn cần phải dùng một số phương pháp điều trị như: Điện châm, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, chiếu đèn, siêu âm….
  • Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp tập phục hồi chức năng chuyên sâu kết hợp với thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh. Đồng thời điều trị nguyên nhân (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp…).

Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, hiện nay Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý chuyên sâu.

Tại đây sẽ có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện các phương pháp chẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay để đánh giá tình trạng bệnh và chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.

Do đó, nếu có triệu chứng của đau cổ vai gáy thì bạn có thể đến Tâm An để thăm khám, chẩn đoán và điều trị giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng. 

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, liên hệ ngay Hotline 0385 137 862