Đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, tấn công lớp niêm mạc của khớp (bao hoạt dịch), dẫn đến viêm và tổn thương khớp. Bệnh ảnh hưởng tới các khớp đối xứng, thường là ở bàn tay, cổ tay, đầu gối. Một số trường hợp, bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể như mắt, tim, hệ tuần hoàn… Vậy bạn có nằm trong nhóm đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp không?

Đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp - Hình 1

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp (RA) là tình trạng viêm đau ở nhiều khớp cùng lúc. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường, tấn công lớp niêm mạc của khớp (bao hoạt dịch), dẫn đến viêm và tổn thương khớp.

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các vị trí khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối, thường là cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể. Nếu viêm xuất hiện ở trên 4-5 khớp cùng lúc, được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. Trong một số trường hợp, bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể như mắt, tim, hệ tuần hoàn…

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân gây bệnh là do hệ thống miễn dịch bị tấn công. Điều này làm ảnh hưởng đến lớp màng Synovium bao quanh khớp. Khi lớp màng Synovium bị viêm không còn khả năng bảo vệ, các sụn khớp và xương trong khớp dần bị phá hủy. Đồng thời, các gân và dây chằng cố định khớp cũng bị giãn và suy yếu, dẫn đến khớp biến dạng và mất đi tính liên kết.

Đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp - Hình 2

Thực tế, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác dẫn đến rối loạn tự miễn nêu trên. Tuy nhiên, xét về mặt nguy cơ, yếu tố gen di truyền có thể gián tiếp tác động dẫn đến tình trạng này. 

Bởi gen là nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường, đặc biệt là dễ nhiễm một số loại virus, vi khuẩn – tác nhân gây viêm khớp dạng thấp.

Nguy cơ mắc bệnh thường cao hơn ở một số đối tượng sau

Đối tượng cần cảnh giác với nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp - Hình 3

– Nữ giới: Số lượng người bệnh là nữ được thống kê là cao gấp 2 – 3 lần nam giới.

– Có người thân trong gia đình mắc bệnh: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh, khả năng mắc bệnh của bạn cũng cao hơn bình thường.

– Người trung niên: Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng chủ yếu ở giai đoạn trung niên từ 40 – 60 tuổi.

– Người nghiện thuốc lá: Nghiện thuốc lá tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, bệnh phổi… bao gồm cả viêm khớp dạng thấp.

Nói tóm lại, viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp mạn tính. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng đau, sưng, cứng khớp trong thời gian dài hãy thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

>>> Xem ngay:

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị các bệnh về viêm xương khớp, thoái hóa khớp theo phương pháp y học cổ truyền an toàn, không phẫu thuật; an toàn; không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.