“Đánh bay” thoát vị đĩa đệm nhờ phương pháp châm cứu

Châm cứu điều trị thoát vị đĩa đệm hiện đang là phương pháp được đánh giá cao về mức độ hiệu quả cũng như không để lại di chứng sau khi điều trị. Cùng tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Phương pháp châm cứu có hiệu quả không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh rất phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm. Trong điều trị thoát vị đĩa đệm thì phương pháp được đánh giá cao nhất và được nhiều người lựa chọn nhất là phương pháp châm cứu.

Châm cứu là một phương pháp sử dụng kim châm sẽ tác động đến các huyệt, sản xuất ra loại hormone giảm đau tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng đau đớn gây ra bởi thoát vị đĩa đệm. Trị liệu thần kinh cột sống giúp các đĩa đệm phục hồi lại trạng thái ban đầu.Vì vậy, sẽ mang lại hiệu quả điều trị, và giảm tối đa sự đau đớn cho người bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh cần xác định rằng thời gian điều trị sẽ có thể kéo dài hơn các phương pháp khác, cần kiên trì trong quá trình điều trị. Một số kỹ thuật sử dụng điều trị thoát vị đĩa đệm như:

– Điện châm

– Thủy châm

– Cấy chỉ

– Xoa bóp bấm huyệt

– Kéo nắn cột sống…

Cách châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, phương pháp châm cứu được cải tiến với nhiều cách khác nhau để tăng hiệu quả trong điều trị. Trong đó, có những cách phổ biến nhất là:

Điện châm chữa thoát vị đĩa đệm

Được xem là phương pháp châm cứu hội tụ của Đông và Tây y khi ứng dụng được máy móc hiện đại trong kỹ thuật châm cứu để nhanh chóng xoa dịu cơn đau và cải thiện tình trạng bệnh.

Phương pháp này sử dụng dòng điện để tác động vào huyệt đạo người bệnh thông qua các kim châm cứu. Sự tiếp xúc của các đầu kim vào các huyệt vị, cộng thêm tác động của dòng điện đi vào cơ thể tại các vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Người bệnh sẽ thấy cảm giác hơi tê tê tại các vùng đốt sống thắt lưng, sau đó thì cảm giác đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể.

Thời gian cho mỗi quá trình điện châm sẽ kéo dài trong 20-30 phút, mỗi đợt thực hiện cách nhau từ 3-4 ngày và một liệu trình điều trị thường gồm 7-10 lần.

Thuỷ châm điều trị thoát vị đĩa đệm  

Đây là phương pháp kết hợp dùng một số loại thuốc như Coramin, Adrenalin, Vitamin B1 để tiêm trực tiếp vào các huyệt đạo giúp giảm thiểu các cơn đau nhanh chóng tại vùng xương khớp. Tuy nhiên, thủy châm thường không được chỉ định với người có vấn đề tại đường tiêu hóa hoặc sức đề kháng quá yếu.

Để thực hiện quá trình thuỷ châm, trước khi bắt đầu thì bệnh nhân phải chụp chiếu nhằm xác định huyệt vị rồi mới được tiêm thuốc vào huyệt vị để đả thông kinh mạch. Một ngày, người bệnh được thủy châm 2 lần, một số tác dụng phụ có thể gặp là: Căng tức, hoa mắt, tê ở vị trí thủy châm, chóng mặt, khô miệng, cá biệt có thể ảnh hưởng đến gan, dạ dày hoặc thận về sau.

Châm cứu kết hợp tinh dầu ngải cứu

Phương pháp này sử dụng ngải cứu khô và một số loại thảo dược khác để chiết suất ra tinh dầu, nhờ vậy một lượng tinh dầu sẽ được dẫn truyền vào cơ thể bằng các kim châm. Tận dụng của sức nóng từ tinh dầu, khả năng kháng viêm và tiêu sưng của ngải cứu và các dược liệu tác động trực tiếp lên vị trí đau, qua đó người bệnh sẽ được xoa dịu các cơn đau nhanh chóng.

Bên cạnh liệu pháp châm cứu kết hợp tinh dầu ngải thì người ta cũng dùng ngải cứu sao khô, tán thành bột mịn rồi tạo thành điếu ngải, hơ nóng trên huyệt đạo để đả thông kinh lạc, tăng tuần hoàn máu, giảm đau tức thì.

Lưu ý khi thực hiện châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Sử dụng phương pháp châm cứu đối với tình trạng thoát vị có các triệu chứng chuột rút, sưng tấy là phù hợp nhất. Trường hợp bệnh nặng hơn thì cần dùng các thảo dược khác để hỗ trợ quá trình điều trị.

– Nên kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu khác để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

– Không tự ý châm cứu. Việc thực hiện phương pháp này cần được đảm bảo bởi các bác sĩ có tay nghề bởi nó tác động trực tiếp lên rễ thần kinh, nếu không biết cách làm có thể gây hại.

– Lựa chọn những địa chỉ uy tín để thực hiện châm cứu.

Ngoài châm cứu, trong cuộc sống hàng ngày người bệnh cần luyện tập các bài tập giúp thư giãn tinh thần, hạn chế bưng vác nặng, cúi gập thường xuyên để đĩa đệm nhanh hồi phục.

Người bệnh xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn.

>>> Xem thêm: Điều trị liệt 7 ngoại biên bằng châm cứu hiệu quả