Cước chân, cước tay và cách điều trị

Mùa đông đến kéo theo căn bệnh cước tay, chân hay nhưng vùng cơ thể không đủ ấm. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị hiệu quả nhé!

Bệnh cước và biểu hiện

Một số người hay bị sưng đỏ, ngứa các ngón chân gây đau và khó chịu vào mùa đông. Hiện tượng này theo y học hiện đại là bị dị ứng thời tiết tại chỗ, dân gian gọi là “cước”.

Bệnh này phổ biến vào những mùa lạnh và rất nhiều người mắc phải. Cước là loại bệnh dễ xuất hiện ở mùa đông do nhiệt độ thấp, môi trường lạnh giá ảnh hưởng đến các vùng da khu vực này, cụ thể chính là các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở các đầu ngón tay, chân.

Khi không được giữ ấm và phải chịu lạnh lâu, các mạch máu này sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm dẫn đến không cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho các tế bào ở đây. Lúc này, khi được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương và biểu hiện chính là sự sưng tấy đỏ, ngứa ngáy, lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử. Cũng như nước đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống, tình trạng cước sẽ gây ngứa ở tay, chân, ngón chân, bàn chân, thậm chí ngay cả mũi và tai.

Tại sao xuất hiện tình trạng cước?

Bệnh cước tay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng thời tiết lạnh ẩm được đánh giá là yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh thường gặp nhất. 

Yếu tố thời tiết

Đây là yếu tố phổ biến nhất bởi khi cơ thể tiếp xúc với thời tiết lạnh và ẩm quá đột ngột, những mạch máu dưới da có phản ứng co lại để giúp cơ thể duy trì thân nhiệt. Do đó, quá trình lưu thông máu bị cản trở, chậm hơn bình thường, khiến người bệnh bị đau, viêm ở những vùng da như đầu ngón tay, đầu ngón chân. Ngoài ra, việc sưởi ấm quá đột ngột ở nhiệt độ cao vào mùa đông cũng dễ dẫn đến bệnh cước. 

Do đặc thù nghề nghiệp

Bệnh cước cũng có thể liên quan đến yếu tố công việc. Chẳng hạn, những người làm nghề chế biến hải sản, nghề làm đá,… thường xuyên phải tiếp xúc với điều kiện thời tiết lạnh ẩm sẽ làm tăng nguy cơ bị cước vào mùa đông. 

Do bệnh lý

Những trường hợp bệnh nhân có hệ tuần hoàn hoạt động kém, chẳng hạn như bệnh nhân bị tiểu đường, rối loạn mỡ máu và thường xuyên hút thuốc lá,.. sẽ nhạy cảm hơn với sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ. Do đó, họ cũng sẽ có nguy cơ bị cước cao hơn những người khỏe mạnh khác. 

Những trường hợp bị lupus ban đỏ, xơ cứng bì, hội chứng Raynaud… không chỉ có nguy cơ bị cước cao mà còn dễ gặp phải triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ bị viêm loét do tình trạng thiểu dưỡng ở đầu ngón tay và đầu ngón chân. 

Do thói quen mặc quần áo 

Vào mùa lạnh, nếu bạn mặc quần áo quá bó sát và những kiểu quần áo không che kín làn da khi tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh sẽ khiến cho mạch máu co lại, lưu thông máu kém và cuối cùng có thể khiến bạn dễ dàng bị cước. 

Phương pháp điều trị bệnh cước vào mùa lạnh

– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tay, chân. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh hoặc quá nóng. Nhiệt độ thay đổi quá nhanh sẽ khiến tình trạng cước chân vào mùa đông nghiêm trọng hơn.

– Không gãi khi bị cước, chỉ nên xoa nhẹ để tránh bong tróc, nhiễm trùng. Tránh làm ấm vùng da bị cước bằng cách mát-xa hay chà xát vì nó sẽ làm tăng cảm giác ngứa rát ở da.

– Khi vết cước dần hồi phục, bạn có thể bôi kem dưỡng nhẹ, không mùi để giữ ẩm cho da. – – Đặc biệt là khi da bị sưng phồng hay mưng mủ. Bạn cũng hãy cố gắng giữ cho làn da sạch sẽ và cung cấp độ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.

– Bỏ hút thuốc. Hút thuốc làm co mạch máu và chậm thời gian hồi phục.

– Tắm với nước ấm. Sau khi tắm, bạn hãy ngâm tay chân vào nước ấm pha gừng và muối từ 5-10 phút. Việc này giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh, giúp lưu thông máu. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước. Mỗi ngày làm 1-2 lần liên tục trong vòng một tuần.

Bị cước ở chân tay khiến người bệnh đau đớn nhưng nếu biết cách kiểm soát bệnh, chúng thường không để lại dấu hiệu bệnh gì nghiêm trọng và lâu dài. Cước chân không chỉ xuất hiện vào mùa đông mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Nếu bạn thường xuyên bị cước ở chân tay, vết cước lâu lành hoặc bạn nghĩ vùng da cước bị nhiễm trùng, hãy đến ngay Phòng khám chuyên khoa Tâm An để có phương án điều trị phù hợp.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay!

>>> Xem thêm: Điều trị viêm quanh khớp vai tại Hà Nội