Cách điều trị tắc tia sữa theo dân gian

Điều trị tắc tia sữa Đông Y tại Phòng khám chuyên khoa Tâm An hiện đang được các bệnh nhân rất quan tâm, cùng tìm hiểu nhé!

Điều trị tắc tia sữa có quan trọng không?

Tắc sữa là hiện tượng khá phổ biến ở những  mẹ sau khi sinh con vào lần đầu chưa có kinh nghiệm. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn vì sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. 

Tuy bệnh tắc tia sữa tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng nếu không điều trị tắc tia sữa kịp thời nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ, ví dụ như viêm vú từ đó gây ra nhiễm trùng hay áp xe vú rất nguy hiểm. Tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.

Dấu hiệu của tắc tia sữa

– Ngực căng cứng và to hơn so với bình thường, mức độ căng cứng càng lúc càng to dần, cảm giác đau nhức.

– Khi sờ vào bầu vú, mẹ cảm nhận được một hoặc nhiều điểm cứng.

– Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi mẹ đã chủ động vắt sữa.

– Đôi khi kèm theo sốt.

Các nguyên nhân cần điều trị tắc tia sữa

– Mới sinh con: Sau khi sinh, một số người gặp phải tình trạng tắc tia sữa nên cần điều trị tắc tia sữa. Sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc ứ đọng sữa này dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến mẹ bị sốt nhẹ.

– Stress: Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của cơ thể. Việc sản xuất sữa cũng không nằm ngoài điều đó. Sự căng thẳng sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin, giúp vú bạn giải phóng sữa. Lời khuyên là nên để bản thân được thư giãn. Nếu con đang say giấc, bạn cũng nên chợp mắt một chút. Khi đã quá mệt mỏi, hãy nhờ người thân trông bé để bạn có thể ra ngoài hít thở không khí trong lành và lấy lại tinh thần.

– Ngực chịu áp lực: Việc nằm sấp khi ngủ và tập luyện thể thao có thể gây ra tình trạng tắc sữa. Việc bạn mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu bé trước ngực đôi khi cũng khiến các tia sữa bị tắc

– Con ngậm vú mẹ không đúng: Khi bé ngậm vú mẹ không đúng cách, bé sẽ không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra. Dẫn đến, sữa còn tồn đọng lại trong bầu ngực là nguyên nhân dẫn đến tắc sữa.

– Ít hút sữa ra ngoài: Nếu ít hút sữa hoặc hút không hết sữa, bạn dễ gặp phải tình trạng tắc tia sữa. Lực hút của máy yếu không thể hút hết sữa ra ngoài cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tắc tuyến sữa.

– Sữa mẹ dư thừa: Hầu hết trong các trường hợp, nguyên nhân tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.

– Mẹ không cho bú thường xuyên: Do một nguyên nhân nào đó, mà bạn không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng bị tắc sữa.

Cách điều trị tắc sữa theo dân gian

Dân gian thường áp dụng những biện pháp này để điều trị tắc tia sữa:

Chữa tắc tia sữa bằng xôi nếp và men rượu

Bạn dùng 2 chén xôi nếp nóng trộn đều với 2 viên men rượu tắn nhuyễn. Bọc hỗn hợp trong khăn mỏng, mềm đắp lên bầu ngực bị tắc tia sữa rồi day nhẹ cũng rất hiệu quả.

Chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh

Dùng 1 nắm nhỏ lá bồ công anh khô (khoảng 10g), rửa sạch, cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước để uống giúp thông tia sữa. Nếu có sẵn lá tươi, dùng khoảng 50g cho mỗi lần. Rửa sạch lá bồ công anh, ngâm nước muối loãng, vẩy ráo, cho vào máy xay cùng 250ml nước lọc xay nhuyễn, lọc lấy nước uống, bã dùng để đắp lên bầu vú bị đau. Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần, uống khoảng 3 ngày.

Bạn có thể tìm mua lá bồ công anh khô ở các nhà thuốc dưới dạng thành phẩm là trà.

Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng

– Uống nước lá đinh lăng

Dùng khoảng 150g lá đinh lăng tươi rửa sạch, vẩy ráo, cho vào ấm nấu với khoảng 250ml nước, nấu sôi khoảng 7 phút, chắt lấy nước, để uống. Đổ tiếp khoảng 250ml nước vào ấm, nấu như ban đầu để lấy nước thứ hai uống. Bạn không nên chỉ uống nước lá đinh lăng, nên uống xen kẽ với nước lọc. Uống trong khoảng 3 ngày, tình trạng tắc sữa sẽ được cải thiện.

– Đắp lá đinh lăng

Bạn lấy khoảng 100g lá đinh lăng tươi cùng 50g lá diếp cá, rửa sạch, vẩy ráo cho vào cối giã nát, đắp lên ngực. Loại thuốc đắp này sẽ giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu, bầu ngực bớt căng nhức.

– Lá đinh lăng luộc

Ngoài dùng để đắp, nấu cháo, nấu canh, bạn có thể luộc lá đinh lăng và ăn như một món rau luộc khi bị tắc tia sữa sau sinh.

Chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Bạn hái 1 nắm lá mít bánh tẻ (dạng lá nửa non, nửa già), rửa sạch, vẩy ráo, lau khô. Hơ lá mít trên lửa cho nóng đặt lên vùng bầu vú bị tắc, rồi day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ trong hướng ra ngoài đầu núm vú. Lá nguội thì thay bằng lá khác. Khi thấy sữa chảy ra thì cho bé bú ngay. Áp dụng cách này 2 – 3 ngày liên tục sẽ giúp khơi thông dòng sữa.

Sau khi đã áp dụng các cách trên nhưng không hiệu quả, bạn hãy đến bệnh viện để hỗ trợ về y tế. Tình trạng tắc tia sữa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vú và cần được điều trị bằng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng.

>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị liệt 7 ngoại biên bằng đông y hiệu quả