Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình là một trong những bệnh phổ biến và thường gặp đặc biệt là độ tuổi trung niên và cao tuổi. Những người thường xuyên tiếp xúc với máy tính, áp lực công việc cao. Vậy triệu chứng rối loạn tiền đình là gì? bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Hãy cùng Y Học Cổ Truyền Tâm An tìm hiểu nhé!

bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không

Hiểu thêm về rối loạn tiền đình

Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau hai bên ốc tai, có vai trò trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể như: nằm, đứng, xoay người, cúi xuống hay khi di chuyển. Với mỗi hoạt động của cơ thể thì hệ thống tiền đình cũng hoạt động theo nghiêng, lắc,… Đây là hệ thống được điều khiển bởi nhóm thần kinh cao cấp của não.

Bệnh rối loạn tiền đình có thể được hiểu là tình trạng gây ra mất thăng bằng cho cơ thể khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đầu óc quay cuồng, buồn nôn, đi đứng không vững, cơ thể mệt mỏi, khó chịu,…

>> Rối loạn tiền đình là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt. Chính vì vậy, việc điều trị dứt điểm rối loạn tiền đình là điều cần thiết và cấp bách.

Nguyên nhân mắc bệnh rối loạn tiền đình

Các nguyên nhận chính dẫn đến bênh rối loạn tiền đình:

  • Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…là những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.
  • Stress (lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…) là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Khi Stress, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến rối loạn tiền đình.
  • Hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não,…
    Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh như ô nhiễm tiếng ồn, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, do thói quen ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích cũng gây nên rối loạn tiền đình

Xem ngay: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình – An toàn tuyệt đối

Các triệu chứng rối loạn tiền đình

  • Chóng mặt: Những người mắc rối loạn tiền đình luôn có triệu chứng đầu tiên là chóng mặt. Lúc đầu, chỉ là cơn choáng nhẹ nhưng dần dần sẽ ở mức độ nặng hơn. Đồng thời khi nhìn các vật, á thể chuyển động, người bệnh có cảm giác mờ ảo, xoay tròn.
  • Mất thăng bằng: Người bệnh nhận thấy mình không thể đứng vững được, có cảm giác lâng lâng không xác định được trọng lượng của mình. Dấu hiệu này là do vùng tiền đình, mắt, tiểu não bị mất thông tin từ các hệ thần kinh khác.
  • Mất ý thức hoặc ngất xỉu: Đây là một dấu hiệu khi rối loạn tiền đình đã tấn công mạnh đến người bệnh. Người bệnh lúc này khó kiểm soát được ý thức của mình, thậm chí còn dễ bị ngất đi. Bên cạnh đó, những hiện tượng như hay đổ mồ hơi tay, buồn nôn, giảm khả năng thị lực cũng theo đó mà hoành hành. Sở dĩ có hiện tượng này là do lượng máu cung cấp đến não giảm, huyết áp thấp, rối loạn chức năng tim,…
  • Chóng mặt không xác định rõ: Người bệnh luôn trong tình trạng đầu óc lúc nào cũng quay cuồng, lâng lâng, cảm giác sợ ngã, ngồi xuống đứng lên bao giờ cũng choáng váng,…

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không? | Vinmec

>> Ngoài ra còn có các triệu chứng: tầm nhìn bị xáo trộn, hay nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung vào một điểm, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm,…

Những người dễ mắc hội chứng rối loạn tiền đình

Ngày nay, bệnh tiền đình ngày càng gia tăng ở nhiều lứa tuổi và ở nhiều ngành nghề khác nhau, ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng cuộc sống. Rối loạn tiền đình thường gặp ở các đối tượng:

  • Những người làm việc văn phòng, lao động trí óc, hay học sinh sinh viên, thường phải chịu áp lực công việc lớn
  • Người bị thiếu máu não, phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, thiếu máu sau chấn thương,…
  • Người có nồng độ cholesterol trong máu cao, máu bị nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.
  • Người bị các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, mắt, tâm thần…
  • Người bị huyết áp thấp hay huyết áp cao.
  • Người sử dụng quá nhiều nhiều rượu bia và các chất kích thích
  • Người bị tổn thương hệ xương: viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…
  • Người già, các cơ quan bị suy yếu, lão hóa.
  • Những người quan hệ tình dục không đều đặn.

Người mắc rối loạn tiền đình phải làm gì?

Bệnh rối loạn tiền đình có thực sự nguy hiểm?

Với những thông tin mà Tâm An đã chia sẻ, phần nào chúng ta thấy được sự nguy hiểm mà rối loạn tiền đình mang lại. Nhưng chúng cũng không phải là 1 căn bệnh không có biện pháp cứu chữa. Tuy nhiên, nó có trở nên nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào chính đối tượng bị bệnh.

Căn bệnh này không trực tiếp lấy đi tính mạng của con người, nhưng có thể chúng là nguyên nhân gián tiếp gây nên, cùng tìm hiểu 1 số trường hợp nhé:

  • Đương nhiên cơ thể khi chóng mặt, chóng váng thì sẽ khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, đi đứng không vững. Chính vì vậy, làm sao bạn có thể làm việc thành công, sinh hoạt thuận tiện. Điều này cũng khiến bạn phải hạn chế đi lại, ít vận động hơn, nhưng vô tình lại khiến một số bệnh lý khác sinh ra
  • Đau đầu là một điều ai cũng mắc phải khi bị rối loạn tiền đình, thậm chí nó còn thường xuyên xảy ra. Tình trạng này khiến bạn không thể tập trung hoàn toàn vào công việc, hiệu suất làm việc giảm, chất lượng cũng kém đi. Dĩ nhiên khi bị đau đầu dữ dội thì làm sao có thể vui cười, thoải mái suốt, đôi khi lại cáu giận, nóng giận với những người xung quanh.
  • Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đang tham gia giao thông mà cứ say xẩm mặt mày, đầu óc quay cuồng, thậm chí ngất xỉu. Dĩ nhiên nguy hiểm luôn rình rập bạn và không hề an toàn chút nào khi cứ để tình trạng này diễn ra mãi.
    Nếu tình trạng ù tai cứ mãi diễn ra thì có thể khiến bạn bị mất khả năng thính giác.

Xem thêm: Biến chứng của bệnh rối loạn tiền đình