Những sai lầm khi điều trị tắc sữa mà bạn nên biết

Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh, tuy nhiên không ít người nhầm lẫn khi điều trị tắc sữa. Cùng tìm hiểu nhé!

Điều quan trọng khi điều trị tắc sữa  

Theo Đông Y, điều quan trọng khi điều trị tắc tia sữa là phải biết rõ nguyên nhân gây ra căn bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp. Tắc tia sữa là hiện tượng hệ thống ống tuyến sữa trong ngực các bà mẹ mới sinh bị tắc, điều đó khiến sữa không chảy ra được gây tắc. 

Có nhiều nguyên nhân gây tắc tia sữa như:

– Người phụ nữ vừa mới sinh con, bầu ngực có chứa rất nhiều sữa nhưng không thể thoát ra ngoài do trẻ bú ít, không bú hết lượng sữa trong ngực.  

– Sữa mẹ dư thừa: Người mẹ có quá nhiều sữa trong bầu ngực nhưng bé không bú hoặc không vắt hết lượng sữa thừa, sữa đọng lại trong ống dẫn sữa gây ra tắc nghẽn.

– Ngực chịu áp lực lớn do khi mới sinh ngực sẽ phát triển nhưng mẹ lại mặc áo ngực có kích cỡ nhỏ gây gò bó. Hoặc việc để em bé nằm lên ngực quá lâu, nằm sấp khi ngủ.

– Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên vì đau do đầu vú bị nứt nên sữa vẫn không thể thoát ra, sau 5 giờ đến 1 ngày sẽ gây tình trạng tắc tia sữa.

– Trầm cảm, áp lực sau sinh cũng khiến cơ thể người mẹ bị chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.

Dấu hiệu cần điều trị tắc sữa ngay lập tức

Tình trạng tắc tia sữa có thể xảy ra trong bất kỳ trường hợp nào, dù mới sinh hay đã sinh con một thời gian, chỉ cần ngực còn sữa thì tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn. 

Để nhận biết sớm dấu hiệu tắc tia sữa, cần chú ý một số dấu hiệu như

–  Sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa

– Toàn bộ vú căng tức, đau nhức

– Ngực sưng nóng đỏ, có các nốt sần nổi trên ngực

– Bầu vú cảm thấy có một hoặc nhiều điểm cứng khi sờ vào

– Ngực đau nhức, đôi khi có thể gây sốt.

Bởi vậy cần điều trị tắc sữa ngay khi xuất hiện các triệu chứng để bệnh không trở nên nặng hơn, gây khó chịu cho sản phụ.

Lưu ý khi điều trị tắc sữa

– Đầu tiên để điều trị tắc sữa, nên cho bé bú bên ngực bị đau trước, dù đau nhức nhưng lực bú của bé có thể giúp các tia sữa được khai thông. Cho bé bú liên tục khoảng 12 lần/ngày, sau bú phải vắt sạch sữa thừa hoặc hút hết sữa thừa còn đọng lại ra ngoài.

– Nên thường xuyên chườm nóng (ít hơn 5 lần/ngày) quanh bầu ngực để giúp khai thông tia sữa, giảm sưng, giảm đau.

– Nên thay đổi tư thế cho con bú liên tục từ bế, nằm, ngồi để hỗ trợ tác động lên bầu ngực, giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài

– Phải xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên, có thể tiến hành theo các bước như: xoa bắt đầu từ bầu vú xung quanh sau đó hướng dần vào trong núm vú, vừa xoa vừa ép bầu vú lên thành ngực, xoa theo chiều kim đồng hồ thời gian 20 – 30 phút, sau xoa bóp thì cho trẻ bú.

– Nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi để cải thiện tình trạng bệnh như uống nhiều nước, bổ sung thức ăn tăng cường sức đề kháng.

Nếu áp dụng các biện pháp trên trong vòng 24 giờ không có hiệu quả, tình trạng căng tức nhiều thì bạn cần sự can thiệp của nhân viên y tế. Cần điều trị thật tốt để tránh viêm tuyến vú và áp xe tuyến vú.

Ngoài những phương pháp trên, Đông Y có biện pháp điều trị tắc tia sữa giúp hiệu quả nhanh chóng như châm cứu trên các huyệt xung quanh vú và các huyệt toàn thân. Kết hợp với việc xoa bóp, day ấn tại vùng vú sưng đau, sau đó vắt sạch sữa.  

Nên lưu ý tuyệt đối không nhờ người lớn mút, bú để thông tia sữa. Việc đó không những không khiến bệnh tốt lên mà càng khiến tình trạng tắc tia sữa nặng hơn. Vì miệng người lớn chứa nhiều vi khuẩn, chúng dễ tấn công vào ống dẫn sữa, nhất là khi bệnh nhân đang bị nứt cổ gà, nứt núm vú khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn. Mặt khác miệng người lớn nhiều răng khi mút bú áp lực không phù hợp giống em bé.

Phòng tránh tắc tia sữa

– Trước và sau khi cho bé bú, các bà mẹ nên rửa tay và đầu vú bằng nước muối sinh lý. Cũng nên vệ sinh sạch miệng của trẻ sau khi trẻ bú xong.  

– Massage nhẹ nhàng bầu vú: sau sinh bà mẹ nên thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu vú. COsos thể áp dụng theo cách xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ đồng thời xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Có thể dùng khăn ấm massage bầu vú khi thấy hai vú căng tức.

– Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa hút hết sữa ra ngoài không để sữa sót lại sau mỗi lần bé bú.

– Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc áo lót bằng sợi nylon tổng hợp vì có thể gây loét đầu vú.

– Uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng tăng 25% so với bình thường.

– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.

>>> Xem thêm: Cách điều trị liệt 7 ngoại biên hiệu quả