Cảnh báo tình trạng đậu mùa khỉ 

Bệnh đậu mùa khỉ hiện đang hoành hành không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới. Cùng tìm hiểu xem căn bệnh này nguy hiểm thế nào nhé. 

Tình trạng đậu mùa khỉ tại Việt Nam và trên toàn thế giới

Virus đậu mùa khỉ được xác nhận từ nhiều năm trước, chủ yếu phổ biến ở các quốc gia Châu Phi. Thế nhưng, hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng lây lan cao trên nhiều nước. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra lời cảnh bảo dịch với bệnh đậu mùa khỉ khi căn bệnh này được dự đoán có khả năng lây lan nhanh như Covid-19.

Mặc dù tỷ lệ tử vong do đậu mùa khỉ còn rất nhỏ, thế nhưng việc gây ảnh hưởng đến cơ thể và tổn thất kinh tế là không thể tránh khỏi nếu bùng dịch. Theo báo cáo của WHO, bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở 1.500 người trên toàn cầu kể từ cuối tháng 5 tới nay. 

 

Dù đã xuất hiện trong thời gian dài nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị để có thể điều trị bệnh dứt điểm. Vacxin phòng bệnh cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm và cân nhắc  nên chưa có bất cứ điều gì có thể đảm bảo khi đậu mùa khỉ bùng lên thành dịch. 

Tại Việt Nam, mặc dù cho tới nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp bệnh đậu mùa khỉ nào nhưng cũng không được chủ quan bởi tốc độ lây lan của căn bệnh được ví tương tự Covid-19. Việc cần làm của chúng ta hiện nay, chính là phòng tránh và ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu.

Tìm hiểu về căn bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ là gì

Bệnh đậu mùa khỉ là căn bệnh do virus đậu mùa khỉ gây ra, được xem là họ hàng của loại virus đậu mùa thường gặp. Chủng virus đậu mùa được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1985, vì chủng virus được phát hiện ở người giống với virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ nên bệnh được đặt tên là đậu mùa khỉ.

Mặc dù bệnh được nhận định là ít nguy hiểm và khó lây lan hơn Covid-19. Nhưng bệnh sẽ có thể phát triển thành dịch nếu không có vacxin hay các biện pháp cứu chữa kịp thời. Về mức độ nguy hiểm, bệnh cũng sẽ có thể chuyển biến nặng với các trường hợp có hệ miễn dịch yếu kém như trẻ em. 

Khả năng lây lan

Bệnh có khả năng lây lan nhưng không nhanh như Covid-19 mà chỉ có thể lây lan qua người có tiếp xúc gần trong thời gian dài như:

– Đậu mùa khỉ có thể lây lan trực tiếp qua các đường như chất lỏng cơ thể, máu, giọt bắn từ người hoặc động vật mắc bệnh. 

– Bệnh cũng có khả năng lây qua đường tiếp xúc thân cận như vết trầy xước của người bệnh, vật dụng hàng ngày hay các vùng da bị tổn thương. 

– Bệnh lây lan qua đường từ mẹ sang con, hoặc trẻ sơ sinh khi tiếp xúc gần với mẹ bị nhiễm bệnh cũng sẽ mang nguy cơ mắc bệnh cao. 

– Việc ăn thịt động vật bị mắc bệnh hoặc chứa mầm bệnh cũng sẽ mang khả năng nhiễm bệnh dù thực phẩm đã được nấu chín kỹ.

Triệu chứng của căn bệnh đậu mùa khỉ

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ 5 đến 21 ngày và quá trình nhiễm bệnh được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu tiên khi virus bắt đầu xâm nhập kéo dài 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: sốt, sưng hạch bạch huyết, nhức đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng và suy nhược cơ thể.  

Giai đoạn tiếp theo, sau 1-3 ngày kể từ khi sốt, trên da người bệnh sẽ phát ban đỏ, các nốt ban tập trung nhiều ở mặt và tứ chi, sau đó vùng da của người bệnh cảm thấy rát sau đó sẩn ngứa nhô cao. Từ các nốt ban đỏ đó sẽ dần phát triển thành các mụn nước, sưng to. Các mụn nước sẽ dần chuyển thành mụn mủ rồi từ từ khô lại, đóng vảy và xẹp xuống. Thông thường các triệu chứng sẽ tự khỏi sau từ 2 đến 4 tuần mà không cần điều trị. Nhưng lưu ý khi mụn mủ bị vỡ có thể bị nhiễm trùng và gây nguy hiểm.

Bệnh đậu mùa khỉ có nguy hiểm không?

Hiện tại, mức độ nguy hiểm do bệnh đậu mùa khỉ gây ra chỉ ở mức thấp, tỉ lệ tử vong cảu căn bệnh cũng rất nhỏ. Thế nhưng không được chủ quan bởi các nốt mụn mủ sau khi vỡ ra có thể gây biến chứng do bị nhiễm trùng hay các triệu chứng bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng sức khỏe. Các biến chứng có thể xảy ra như nhiễm trùng giác mạc, nhiễm trùng máu, viêm mô não, mất thị lực, viêm phế quản,… 

Mức độ lây lan của căn bệnh không lớn, nhất là ở Việt Nam. Chỉ cần rà soát bệnh với các trường hợp như đang sống hoặc làm việc chung với người mắc bệnh hay nghi ngờ mắc bệnh. 

Nên để ý những trường hợp vừa đi qua các vùng, đất nước đang xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ hay sống ở các khu vực có các loài vật có nguy cơ nhiễm đậu mùa khỉ sinh sống cũng nên chú ý khi có triệu chứng. Bên cạnh đó, người xuất hiện triệu chứng sau khi ăn thịt động vật không rõ nguồn gốc hay bị động vật có nguy cơ nhiễm bệnh cào hoặc cắn.

Phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Mặc dù chưa có thuốc đặc trị nhưng bệnh thường nhẹ và có thể tự khỏi. Hiện tại, Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca bệnh nào về đậu mùa khỉ, nhưng việc phòng bệnh, ngăn chặn bệnh là hết sức cần thiết để tránh lây lan tạo thành dịch. Cần đảm bảo phòng tránh:

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật có nguy cơ nhiễm bệnh, chỉ ăn các loài động vật có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ quy tắc ăn chính uống sôi. 

– Không tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm bệnh, cách ly nhanh chóng người bệnh và người nghi ngờ bệnh. 

– Thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn.

Mặc dù đậu mùa khỉ là bệnh lý tương đối nhẹ nhưng khi bệnh bùng dịch sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây lo ngại về kinh tế. Vậy nên mỗi cá nhân nên có ý thức ngăn chặn bệnh dịch để bảo vệ chính bản thân, gia đình và xã hội.

>>> Xem thêm: Cẩn trọng với căn bệnh cúm A