Vì sao dân văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Do đặc thù công việc của dân văn phòng là ít vận động, ngồi một chỗ trong khoảng thời gian dài nên tỉ lệ dân văn phòng bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng ngày càng tăng.

Vì sao dân văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

>>> Xem ngay: Cách điều trị thoát vị đĩa đệm lưng

 

Nguyên nhân khiến dân văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là căn bệnh phổ biến, có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm. Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng phổ biến ở người cao tuổi và đối tượng phải lao động nặng, tuy nhiên bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là dân văn phòng. Vậy đâu là nguyên nhân?

Vì sao dân văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

  • Tư thế ngồi làm việc: Việc ngồi sai tư thế là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lưng gù, cong vẹo cột sống, đau lưng dưới tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng.
  • Ngồi nhiều, ít vận động: Do đặc thù công việc của nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều tiếng 1 ngày khiến cột sống phải chịu áp lực lớn, đĩa đệm giữa hai đốt sống bị tăng áp lực, dễ thoát vị ra phía ngoài, chèn vào các rễ thần kinh tủy sống và gây đau đớn.
  • Thói quen nằm ngủ trên ghế vào buổi trưa: Việc ngồi ngủ trên ghế, gục mặt trên bàn lâu ngày có thể khiến hình dáng cột sống thay đổi, máu lưu thông không đều, dẫn đến nhiều hậu quả về xương khớp và sức khỏe…

Vì sao dân văn phòng dễ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho dân văn phòng

Cột sống là khung nâng đỡ vững chắc, giúp nâng đỡ cơ thể đứng thẳng và linh hoạt trong quá tình vận động hàng ngày. Do đó không chỉ những đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm lưng như đã nói ở trên mà tất cả mọi người nên có ý thức bảo vệ cột sống của bản thân. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được các chuyên gia xương khớp chỉ định như sau:

  • Lựa chọn tư thế ngồi đúng: Đối với dân văn phòng, bạn nên ngồi một góc 90 độ, lưng hơi cong về phía sau, thắt lưng hơi đẩy về phía trước để nâng đỡ phần sau. Đặc biệt, sau một thời gian làm việc liên tục, hãy dành một chút thời gian dể thư giãn gân cốt, cho tay cũng như các bộ phận khác được nghỉ ngơi.
  • Rèn luyện sức khỏe thường xuyên: Việc luyện tập thể dục thường xuyên và luyện thành thói quen như tham gia các lớp yoga, bơi hoặc gym hàng tuần không chỉ giúp cho tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng đầu óc mà còn góp phần củng cố hệ cơ, xương giúp cơ thể chắc khỏe. Tuy nhiên, bạn nên chọn bài tập phù hợp với sức chịu đựng của mình.
  • Bổ sung dưỡng chất tốt cho hệ xương khớp: Hãy có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là điều cần thiết để có một cơ thể khỏe mạnh. Bạn cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, Omega-3, các vitamin A,C,K để giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, hạn chế sử dụng những thực phẩm có hại hay các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.