Thoát vị đĩa đệm – Hiểm họa khó lường

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh cũng để lại rất nhiều di chứng nặng nề nếu như không chữa trị kịp thời. Vậy sự nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm như thế nào? Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Dưới đây là 1 số tình trạng của người đang mắc bệnh đĩa đệm thoát vị có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân phổ biến :

  • Nguyên nhân mắc bệnh thoát vị đĩa đệm do chấn thương: Khi có một ngoại lực tác động mạnh lên cột sống hoặc các trường hợp khác cũng có thể chấn thương như: thay đổi tư thế đột ngột, ngã, tai nạn… cùng những yếu tố vi chấn thương (sang chấn không đủ mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần) có thể là nguyên nhân khởi phát ban đầu. Cũng có thể gây vẹo cột sống. Từ điểm yếu vòng xơ, nhân đệm chui qua khe vòng xơ, thường là một bên, hoặc đôi khi lồi vào trung tâm, ở đây nhân đệm tiếp cận với một rễ hoặc nhiều rễ.
  • Bị thoát vị đĩa đệm do tuổi cao: Tuổi càng cao thì sức đề kháng của vòng sợi càng kém, mucopolysaccharide và collagen của đĩa đệm càng giảm, tế bào mâm sụn cũng mất đi sự tự tái tạo. Lúc này nếu cột sống vẫn phải chịu trọng tải lớn cùng sự ảnh hưởng của các chấn thương và vi chấn thương.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Theo các chuyên gia, đối tượng chủ yếu có thể dẫn đến các thoát vị là những người phải làm việc, sinh hoạt trong tư thế gò bó, quá ưỡn, quá gù hoặc liên quan đến vận động quá giới hạn sinh lý của cột sống: lái xe, công nhân khuân vác, thợ may, thợ quét vôi, nha sĩ, dân văn phòng…
  • Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do thói quen sinh hoạt xấu: Ngồi gập cổ, gù lưng, ngủ gối quá cao, cúi người lao động mang vác nâng vật nặng… là những thói quen xấu khiến đĩa đệm bị tổn thương.
    Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, di truyền, chế độ ăn uống, mang thai, béo phì…

Cách chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị thoát vị đĩa đệm bạn nên biết

Sự nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm

 

Khi không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng thoát vị đĩa đệm nguy hiểm cho sức khỏe. Bao gồm:

Thiếu máu não
Thiếu máu não là biến chứng thường gặp của bệnh thoát vị đĩa đệm cổ. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do đĩa đệm cột sống cổ bị thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh và các động mạch xung quanh. Nó khiến cho không gian mạch máu bị thu hẹp và cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị thiếu máu não cục bộ và dẫn đến nhiều triệu chứng bất thường như:

-Đau đầu
-Hoa mắt
-Chóng mặt
-Ù tai
-Giảm thị lực hoặc thính lực
-Tê bì, nhức mỏi các chi
-Rối loạn khả năng vận động

 

 Đau rễ thần kinh
Dọc theo vùng cột sống của chúng ta có rất nhiều dây thần kinh. Do đó, chúng rất dễ bị tổn thương trước sự chèn ép của nhân nhầy đĩa đệm. Điều này sẽ khiến người bệnh phải gánh chịu những cơn đau nhức khó chịu.

Theo thời gian, khi bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng và chuyển sang giai đoạn cục bộ, cơn đau sẽ diễn ra với tần suất ngày một dày đặc. Người bệnh không chỉ đơn thuần bị đau ở vùng cổ hay vùng thắt lưng mà cơn đau còn lan xuống chân hoặc lan qua cánh tay, bàn tay. Cơn đau tăng mạnh mỗi khi bưng bê vật nặng, khi đứng lâu, ngồi nhiều, xoay người hoặc ngay cả khi ho và hắt hơi.

Lệch vẹo cột sống thắt lưng
Lệch vẹo cột sống thắt lưng là một trong những biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà nhiều bệnh nhân gặp phải. Khi mắc căn bệnh này, các cơ cạnh cột sống có dấu hiệu bị co cứng khiến khả năng vận động, xoay vặn người hay cúi gập lưng bị giảm sút rõ rệt và không còn được linh hoạt. Thậm chí nhiều bệnh nhân còn không thể cử động được thắt lưng và việc cố gắng vận động còn mang đến các cơn đau dữ dội. Một số bệnh nhân phải nhờ đến thuốc giảm đau hay thuốc giãn cơ để duy trì các hoạt động bình thường.

Trong trường hợp nhân nhầy đĩa đệm bị lệch hẳn ra ngoài, cột sống có thể bị biến dạng, cong vẹo và gây sức ép lên dây thần kinh hông to dẫn đến các cơn đau lan tỏa xuống một bên chân.

 

Rối loạn cảm giác
Biến chứng rối loạn cảm giác cũng xảy ra sau khi rễ thần kinh bị chèn ép. Đôi khi người bệnh có thể bị mất cảm giác, kèm theo đó là nhiều dấu hiệu khác như:

 

Tê bì tay chân
-Trong người nóng lạnh bất thường
-Khả năng chịu đựng kém khi tới nơi đông người hoặc những nơi ồn ào
-Khả năng chịu đau cao
-Dễ bị kích động, nổi nóng…

Biến chứng teo cơ do thoát vị đĩa đệm cột sống
Một số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm phải đối mặt với biến chứng teo cơ. Việc ít vận động khi bị đau chính là một trong những nguyên nhân khiến các cơ quanh cột sống cũng như hệ thống các cơ ở tay chân bị suy yếu và teo dần.

Thêm vào đó, tình trạng chèn ép của đĩa đệm thoát vị lên các mạch máu cũng gây cản trở cho hoạt động lưu thông máu cùng oxy đến nuôi dưỡng các cơ. Teo cơ chính là một hậu quả tất yếu.

Khi bị teo cơ, tay chân của người bệnh trở nên yếu hơn, không còn khả năng nâng đỡ vật nặng hay làm những công việc đòi hỏi lực. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như khả năng lao động của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm và cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả lên đến 99%

Rối loạn đại tiểu tiện
Thêm một biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mà người bệnh không nên chủ quan đó chính là rối loạn đại tiện. Hiện tượng này xảy ra khi các dây thần kinh quanh vùng thắt lưng bị chèn ép nghiêm trọng dẫn đến rối loạn cơ tròn. Điều này khiến cho người bệnh không thể tự chủ trong các hoạt động đại tiện, tiểu tiện. Một số bệnh nhân còn bị đái dầm, thường xuyên rò rỉ nước tiểu ra ngoài một cách thụ động.

 

Hội chứng đuôi ngựa
Tại phần cuối của tủy sống nằm ở cột sống thắt lưng có chứa một bó rễ thần kinh được gọi là chùm đuôi ngựa. Bộ phận này có chức năng ghi nhận và truyền các tín hiệu đến và đi từ hai chân cũng như các cơ quan ở vùng chậu.

Khi bó rễ thần kinh này bị nhân nhầy đĩa đệm chèn ép sẽ dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nó có thể khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:

-Xuất hiện các cơn đau lan dọc từ thắt lưng xuống tới vùng mông, đùi hoặc thậm chí cơn đau ảnh hưởng đến cả bàn chân
-Tê bì chân
-Mất cảm giác cục bộ, đặc biệt là ở khu vực xương chậu
-Rối loạn bàng quang
-Rối loạn chức năng sinh dục
-Yếu cơ
-Mất phản xạ ở chân

Liệt tay chân hoặc liệt nửa người
Không chỉ gây rối loạn vận động ở tay chân, bệnh thoát vị đĩa đệm còn có thể gây liệt tay chân hoặc liệt nửa người. Biến chứng này rất dễ xảy ra khi dây thần kinh số 2 và 3 bị chèn ép.

 

Tàn phế
Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống. Do dây thần kinh và tủy sống bị tổn thương nghiêm trọng, người bệnh hoàn toàn mất đi khả năng vận động, phải nằm yên một chỗ suốt đời, mọi hoạt động đều phải dựa vào người khác. Điều này làm gia tăng gánh nặng cho người thân, gia đình của họ.

Phòng ngừa đau lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng | Vinmec

Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

-Cách sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn.

-Tư thế đúng, khi vác vật nặng không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.

-Trong công việc: không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, cần thay đổi tư thế.Dùng ghế văn phòng để đốt cột sống lưng luôn thẳng.

 

Điều trị thoát vị như thế nào là hiệu quả?

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, về cơ chế sinh học thì một đĩa đệm đã thoát vị sẽ không bao giờ có thể trở lại hoàn toàn như ban đầu. Thoát vị đĩa đệm chỉ được coi là chữa khỏi nếu cơ thể tự sản sinh ra đĩa đệm mới. Đây là điều không thẻ xảy ra. Ngay cả việc thay đĩa đệm nhân tạo hay phẫu thuật cắt bỏ khối thoát vị cũng chỉ là giải pháp không triệt để. Bởi vậy, không có khái niệm chữa khỏi hoàn toàn.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là mọi phương pháp can thiệp đều “tốn công vô ích”. Người bệnh nếu được chữa trị đúng lộ trình có thể phục hồi được đến 80-95% so với ban đầu, thậm chí cải thiện đến mức gần khỏi.

Hiện nay, với sự phát triển của Y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp giúp cải thiện rất tốt thoát vị đĩa đệm. Các phương pháp YHCT được xem là biện pháp tốt nhất, vừa an toàn sức khỏe lại mang đến hiệu quả cao. Xem ngay phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp YHCT để hiểu thêm nhé!