Biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm?

Những người bị thoát vị đĩa đệm sẽ cảm thấy khó chịu, vừa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Chúng ta không nên chủ quan khi mắc bệnh này bởi có nguy cơ gặp biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm theo phác đồ

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Do tuổi tác

Có thể thấy phần lớn người mắc bệnh này là người lớn tuổi, bởi càng về già, xương khớp, đĩa đệm càng trở nên lão hóa, hoạt động kém hiệu quả hơn và dễ bị bào mòn, tổn thương. Chính vì thế, người cao tuổi nên quan tâm chăm sóc sức khỏe của bản thân để ngăn ngừa nguy cơ lão hóa và gặp các bệnh nghiêm trọng.

Do đặc thù công việc

Hoạt động sai tư thế trong một thời gian dài hoặc phải lao động nặng, làm việc quá sức cũng dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Không nên duy trì những tư thế khom lưng, vẹo cột sống, chúng gây áp lực đến đĩa đệm, ảnh hưởng xấu đến chức năng của đĩa đệm.

Đối với những người thường phải ngồi, đứng hoặc bê vác nặng như: nhân viên văn phòng, công nhân thì nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực quá nhiều lên cột sống.

Do tai nạn, chấn thương

Một số người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khi vô tình gặp các chấn thương, tai nạn tác động mạnh đến xương khớp và đĩa đệm. Trong đó, những người bị ngã, đập mông xuống đất không nên chủ quan mà hãy đi kiểm tra tình trạng chấn thương để có hướng xử lý kịp thời.

Do thói quen không lành mạnh

Các bệnh nhân mắc bệnh về đĩa đệm có thể do chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, nhiều thói quen xấu như: sử dụng chất kích thích, thuốc lá trong một thời gian dài, ăn uống không khoa học, thiếu chất.

Bên cạnh đó, người bị béo phì, thừa cân cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm rất cao. Bởi trọng lượng cơ thể quá lớn, gây áp lực đến đĩa đệm cột sống, xương chậu và các vùng xung quanh.

Các biến chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động, những biến chứng của thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng trực tiếp khiến người bệnh bị liệt, tàn phế suốt đời nếu không được chẩn đoán và điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời. Ngoài ra, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Rối loạn đại tiểu tiện

Thoát vị đĩa đệm khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ.

Ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh

Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó nếu bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh bị đau nhức khó chịu. Khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn cục bộ, không chỉ khiến người bệnh cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống chân tay, đau mạnh khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu…

Gây liệt tàn phế

Biến chứng thoát vị đĩa đệm có thể gây liệt tàn phế suốt đời. Người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, đi lại. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Teo cơ chi

Thoát vị đĩa đệm có thể chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, khiến cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo dần, người bệnh mất khả năng lao động, sinh hoạt khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

Rối loạn cảm giác

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với rễ dây thần kinh bị tổn thương. Những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh tổn thương thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay.

Đau khập khễnh cách hồi

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra hội chứng đau khập khễnh cách hồi, rối loạn vận động, khiến người bệnh không làm chủ được sức khỏe và cuộc sống của mình. Biểu hiện của hội chứng này là người bệnh đi được một đoạn phải nghỉ ngơi một lúc mới có thể đi tiếp.

Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Nếu nhận thấy các biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh và có phương án điều trị thích hợp, kịp thời.

Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.

Các phương pháp điều trị tại Tâm An:

  • Châm cứu, Bấm huyệt: giảm đau, giãn cơ, lưu thông khí huyết, giúp giảm thiểu các cơn đau cổ kinh niên hiệu quả.
  • Điện châm: Giảm phù nề, giải phóng chèn ép tại chỗ, tăng thải trừ chất chuyển hóa tại chỗ.
  • Siêu âm trị liệu: Giảm đаu, giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các thụ cảm thể thần kinh

Về cơ bản thì đây là những liệu pháp của Đông y, chính vì vậy cũng hiểu được vì sao bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường lựa chọn cách điều trị thoát vị đĩa đệm chữa theo phương pháp Y học cổ truyền, kết hợp trị liệu vật lý.