Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Vậy nó có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không, cùng tìm hiểu nhé!

Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm tới phụ nữ mang thai

Tình trạng thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao nhân bị rách dẫn đến các nhân nhầy trong bao thoát ra ngoài. Điều này khiến rễ thần kinh phía xung quanh cột sống bị chèn ép, gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh. 

Xu hướng thoát vị đĩa đệm ngày càng được “trẻ hóa”. Căn bệnh này không chỉ xảy ra do vấn đề tuổi tác mà còn do đặc thù công việc, béo phì, chấn thương hay yếu tố di truyền, v.v… Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, có rất nhiều người, đặc biệt là các cặp vợ chồng lo ngại thoát vị đĩa đệm sẽ hưởng đến sinh sản. 

Thế nhưng bạn đừng lo lắng vì theo nghiên cứu chỉ ra thì thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng nên hoàn toàn không làm giảm khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. 

Tuy nhiên, nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm thì chuyện sinh hoạt “phòng the” của các cặp vợ chồng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Bởi những cơn đau tác động vào vùng lưng khiến hoạt động phòng the trở nên khó khăn. Chính bởi vậy mà nhiều người tìm cách điều trị vì sợ ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân. 

Có nên mang thai khi bị thoát vị đĩa đệm không?

Như đã nói ở trên, thoát vị đĩa đệm không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, trứng và sự phát triển của thai nhi nên chị em hoàn toàn có thể mang thai và có con như những người bình thường. 

Thế nhưng, nó lại ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể của người phụ nữ. Việc mang thai 9 tháng vô cùng vất vả và sẽ vất vả hơn nếu bạn đang mắc thoát vị đĩa đệm. Người phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi từ thể chất đến tâm lý khi mang thai. Thai nhi trong bụng càng phát triển thì trọng lượng cơ thể sẽ càng tăng từ đó tạo ra nhiều áp lực cho đĩa đệm, sụn, các xương dưới sụn, cột sống. Cùng với việc đĩa đệm bị tổn thương, nó sẽ dễ gây ra các cơn đau nhức cho mẹ bầu. 

Nếu bạn là thai phụ bình thường thì các cơn đau nhức do thai nhi phát triển chỉ diễn ra ngắt quãng khi đi lại hoặc vận động nhiều, giảm khi mẹ bầu được nghỉ ngơi đầy đủ. Nhưng nếu mẹ bị mắc thoát vị đĩa đệm thì những cơn đau sẽ diễn ra thường xuyên và liên tục do áp lực của trọng lượng cơ thể lên cột sống quá lớn. Ngay cả khi được khỉ ngơi, thì tình trạng đau vẫn tiếp diễn, gây ra sự khó chịu rất nhiều

Khi mắc bệnh này, việc sinh nở theo cách thông thường sẽ trở nên khó khăn. Phần lớn, bác sĩ sẽ đề nghị đẻ mổ hoặc dùng thuốc để chữa thoát vị đĩa đệm, kiểm soát tình trạng đau và sức khỏe cho sản phụ. Nhất là khi sinh xong, bệnh thoát vị sẽ trở nặng và khiến sức khỏe của người mẹ yếu đi, nhạy cảm hơn, dễ suy nhược và có thể mất kiểm soát tâm trạng. 

Khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. 

Người thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai nên chị em phụ nữ không cần lo lắng chuyện thoát vị dĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh sản của vợ chồng. Ngược lại, mẹ bầu nên để ý một số lời khuyên giúp cải thiện chứng bệnh này để ít ảnh hưởng đến sinh sản và sau khi sinh.

Mẹ bầu cần tái khám định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi, tình trạng bệnh của người mẹ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Phương pháp cải thiện tình trạng bệnh

Phụ nữ mang thai bị thoát vị đĩa đệm nên duy trì thói quên tập luyện, vật lý trị liệu mỗi ngày để góp phần giúp kiểm soát được bệnh và sinh nở dễ dàng hơn, giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất đau cho mẹ bầu. Hơn nữa, duy trì tập luyện giúp mẹ bầu cải thiện được tâm trạng, sức khỏe tổng thể, nâng cao sức cơ và độ dẻo dai cho xương khớp. 

Mẹ bầu có thể tham khảo một số môn thể thao như Yoga (bài tập chữa thoát vị đĩa đệm), bơi lội, đi bộ, v.v… Và phải liên hệ bác sĩ để có bài tập phù hợp vì mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau bác sĩ sẽ có bài tập phù hợp cho bệnh nhân. 

Ngoài tập luyện, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh. Người bệnh cần bổ sung đủ các chất vitamin, canxi, nhóm axit béo lành mạnh, khoáng chất, v.v.. Tăng cường ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, các loại đậu, v.v… để đảm bảo nhai nhi và mẹ khỏe mạnh, đủ chất, tăng cường sức khỏe cho xương khớp, hạn chế viêm, tăng cường hệ miễn dịch. 

Tuy không gây ảnh hưởng gì đến sinh sản ở cả nam và nữ nhưng nó gây ra những tác động không tốt đến phụ nữ khi mang thai. Do đó, người bệnh cần nắm một số thông tin cần thiết để cải thiện được tình trạng đau, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt 9 tháng thai kỳ. 

>>> Xem thêm: Điều trị viêm quanh khớp vai tại Hà Nội