Người bị gai cột sống có nên tập gym không?

Tập gym có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe như cải thiện sức mạnh cơ bắp, tăng cường sự linh hoạt và giảm cân. Tuy nhiên, đối với những người bị gai cột sống, việc tập luyện cần được xem xét một cách cẩn thận và có sự tham vấn từ bác sĩ. Đồng thời, việc theo dõi và điều chỉnh lịch trình tập luyện để tránh gây ra thêm tổn thương cho cột sống là điều cực kỳ quan trọng. 

Người bị gai cột sống có nên tập gym không? - Hình 1

Gai cột sống là gì?

Gai cột sống hay gai đốt sống (Osteophyte) là phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi, sự mất nước ở đĩa đệm bị hao mòn. Dây chằng cố định xương cũng trở nên lỏng lẻo. 

Trong những nỗ lực chống lại quá trình lão hoá này, cơ thể đã tạo ra các mấu xương (gai xương), là các phần xương mọc thêm ra phía ngoài và hai bên của cột sống nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống, lâu dần sẽ hình thành gai cột sống. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.

Người bị gai cột sống có nên tập gym không? - Hình 2

Lợi ích của việc tập gym

Vậy bị gai cột sống có nên tập thể dục, đặc biệt là gai cột sống có nên tập gym? Trên thực tế, việc tập gym đúng cách hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh gai cột sống. Cụ thể là:

  • Tăng độ đàn hồi, linh hoạt cho xương khớp.
  • Giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
  • Tăng cường tuần hoàn máu đến cột sống để hỗ trợ làm lành tổn thương.
  • Giảm đau
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp. Từ đó hạn chế áp lực lên xương khớp.

Như vậy, người bị gai cột sống có thể tập gym. Tuy nhiên chỉ nên tập với tần suất, cường độ vừa phải và lựa chọn bài tập phù hợp. Và quan trọng là nên tập dưới sự chỉ dẫn của huấn luyện viên và có sự tham vấn từ bác sĩ.

Người bị gai cột sống có nên tập gym không? - Hình 3

Lưu ý khi tập gym cho người gai cột sống

Để việc tập gym đem lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh cần lưu ý:

  • Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tập.
  • Lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, đơn giản. Tránh động tác gây lực lớn lên cột sống, kéo dãn cột sống quá mức như: đẩy tạ qua đầu, đặt tạ lên vai, xoay cột sống…
  • Bạn sẽ cần sự trợ giúp của huấn luyện viên để lựa chọn bài tập phù hợp cũng như đảm bảo tập đúng kỹ thuật.
  • Luôn khởi động kỹ, ít nhất là 15 phút.
  • Uống nước trước khi tập 30 phút.
  • Tập luyện vừa sức. Nếu cảm thấy bài tập quá khó hay tập quá mệt hãy dừng lại nghỉ ngơi hoặc chuyển sang bài tập khác.
  • Thời điểm tập lý tưởng là từ 2 – 5 giờ chiều.
  • Chỉ nên tập gym từ 30 – 45 phút/lần, 3 – 4 lần/tuần. Bạn có thể tập ít hơn nếu tình trạng bệnh không cho phép. Hoặc có thể tăng dần thời gian tập khi bệnh đã chuyển biến tốt hơn.
  • Mặc trang phục thoải mái, tránh quá chật gây khó chịu.

Người bị gai cột sống có nên tập gym không? - Hình 4

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc gai cột sống có nên tập gym không. Để có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các bệnh đau nhức xương khớp thì việc tập thể dục, chế độ ăn uống sinh hoạt, dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác như massage trị liệu, xông hơi, châm cứu, bổ sung dinh dưỡng để chăm sóc sức khỏe tốt hơn, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp hiệu quả.

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị các bệnh về xương khớp, đau lưng, gai cột sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,.. theo phương pháp y học cổ truyền an toàn, không phẫu thuật; an toàn; không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.