Đau dạ dày ở vị trí nào?

Bất cứ tổn thương nào xảy ra ở các cơ quan vùng bụng đều có thể gây đau dữ dội, đặc biệt là đau dạ dày. Tuy nhiên để chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp thì cần phải xác định chính xác được đau dạ dày ở vị trí nào?

Đau vùng thượng vị

Vùng thượng vị nằm ở trên rốn và phía dưới xương ức. Thông thường, các cơn đau bắt gặp tại vị trí này có thể lan rộng ra sau lưng và ngực. Từ đó, gây đau tức ngực hoặc khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau kéo dài âm ỉ trong nhiều giờ. Đi kèm với đó, còn có thể xuất hiện hiện tượng ợ chua, ợ nóng, chán ăn, nóng rát phần bụng trên, đầy bụng,… 

Ngoài việc là dấu hiệu của đau dạ dày, đau ở vùng thượng vị cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm tụy, sỏi mật,…

Đau dạ dày ở vị trí nào? - Hình 1

Đau vùng giữa bụng

Đau vùng giữa bụng thường dễ nhầm lẫn sang bệnh viêm tụy, viêm ở phần hang vị dạ dày, sỏi thận… Trong khi, tại vùng giữa bụng, các cơn đau gây ra do đau dạ dày thường sẽ xuất hiện ở xung quanh rốn, và ít khi lan về bên phải hay trái của bụng. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy bụng có cảm giác khó chịu do tình trạng đầy bụng, buồn nôn, ợ chua và những cơn đau quặn thắt hay âm ỉ kéo dài. 

Đau phía trên bên trái và bên phải

Đau dạ dày ở vị trí nào? - Hình 2

Thông thường, những cơn đau sẽ xảy ra tại vị trí vùng thượng vị trước, rồi lan rộng ra hai bên và cả khu vực sau lưng, nhất là xuất hiện cảm giác đau nhiều tại vùng bụng ở phía trên bên trái. Ngoài ra, đôi khi chỉ bị đau một hay hai bên cạnh sườn và bị đói, xót ruột, nóng bụng. 

Trong đó, những triệu chứng đau thường thuyên giảm khi ăn no không giống như khi đau vùng thượng vị. Tuy nhiên, vào lúc này, lại xuất hiện cảm giác đầy bụng, buồn nôn và ợ chua.

Một số cách giúp phòng ngừa đau dạ dày 

Bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây để phòng ngừa đau dạ dày:

– Điều chỉnh thói quen trong ăn uống, xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh: đảm bảo ăn chậm, nhai kỹ; hạn chế sử dụng các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đồ cay nóng, thức ăn chứa chất béo, axit, dầu mỡ,… Đồng thời, bổ sung nhiều nước cho cơ thể, tránh tiêu thụ rượu bia, hạn chế nước có gas, từ bỏ thói quen hút thuốc lá;…

– Thay đổi thói quen sinh hoạt: Không nên thức khuya, tránh gặp phải tình trạng căng thẳng, áp lực, thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý.

– Đều đặn tham gia tập luyện thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.

Có nên điều trị đau dạ dày mạn tính bằng phương pháp y học cổ truyền?

Đau dạ dày ở vị trí nào? - Hình 3

Nhiều người lựa chọn điều trị đau dạ dày bằng phương pháp y học cổ truyền, bởi chúng mang lại một số ưu điểm:

  1. An toàn: Phương pháp y học cổ truyền thường sử dụng các các phương pháp không xâm lấn, không phẫu thuật, hạn chế tối đa dùng thuốc tây, giúp giảm nguy cơ phản ứng phụ hoặc tác dụng phụ so với một số phương pháp điều trị khác.
  2. Hiệu quả: Các phương pháp y học cổ truyền đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm dịu các triệu chứng của đau dạ dày như đau, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
  3. Đa dạng: Y học cổ truyền cung cấp một loạt các lựa chọn điều trị như bài thuốc, châm cứu, cấy chỉ, massage và phương pháp dinh dưỡng, cho phép bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe cá nhân.
  4. Cải thiện toàn diện: Ngoài việc giảm đau và các triệu chứng khác, y học cổ truyền thường hướng đến cải thiện tổng thể sức khỏe của cơ thể, bao gồm cân bằng năng lượng và sự lưu thông của máu, giúp cơ thể tự phục hồi và cải thiện chức năng tiêu hóa.

>>> Xem thêm: Chữa viêm dạ dày mạn tính bằng phương pháp cấy chỉ

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được đau dạ dày ở vị trí nào cũng như một số nguyên nhân và cách giúp phòng ngừa tình trạng này. 

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị dạ dày mạn tính theo phương pháp y học cổ truyền an toàn, không phẫu thuật; an toàn; không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.