Nên châm cứu vào thời gian nào trong ngày?

Bạn đã biết hiệu quả của phương pháp châm cứu nhưng chưa chắc bạn đã biết thời gian thích hợp nhất để thực hiện phương pháp này trong ngày, cùng tìm hiểu nhé!

Châm cứu vào thời gian nào trong ngày tốt nhất? 

Châm cứu là một phương pháp điều trị cực kỳ hiệu quả, tác động trực tiếp vào huyệt đạo của người bệnh nên có thể điều trị bệnh nhanh chóng, tận gốc. Thế nhưng không phải lúc nào châm cứu cũng có hiệu quả giống nhau, việc châm cứu thực hiện vào đúng thời gian mới có thể đem đến hiệu quả tốt.

Thực tế, không có một quy định cụ thể nào về thời gian châm cứu ở trong ngày. Thông thường, tùy vào lịch trình của bệnh nhân và tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ sắp xếp lịch châm cứu sao cho phù hợp. 

Tuy nhiên, một số chuyên ra cho rằng, nên tiến hành châm cứu vào lúc nhiều ánh sáng, trong điều kiện thời tiết ấm áp để kỹ thuật châm cứu đạt hiệu quả cao nhất là tốt nhất. Bởi trong thời gian này, cơ thể con người đang ở trạng thái cân bằng, nhiều năng lượng, dễ dàng phục hồi và nâng cao tinh thần.

Bởi vậy thời gian thích hợp nhất để châm cứu là ban ngày nên nếu bạn có thể sắp xếp thời gian thì nên tiến hành trong thời gian này để hiệu quả châm được tốt nhất 

Nên tiến hành châm cứu trong bao lâu?

Tùy vào thể trạng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các huyệt vị được châm cứu, triệu chứng bệnh mà các bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu trong thời gian nhất định.

Ví dụ như:

– Nếu tiến hành châm cứu vào các huyệt đạo như huyệt Tứ phùng, Thập tuyên,… thời gian châm rất ngắn, châm vào và rút ra ngay.

– Nếu tiến hành châm các huyệt đạo có vị trí ở đầu ngón tay hoặc ngón chân, thời gian châm sẽ dài hơn, khoảng từ 10 – 30 giây.

– Nếu thực hiện phương pháp điện châm thì thời gian châm có thể kéo dài khoảng vài phút.

– Trong trường hợp gài kim trong huyệt trong liệu pháp gài kim hoặc bệnh nhân mắc chứng bại liệt thì thời gian châm cứu có thể là 5 – 10 phút, thậm chí có thể kéo dài lên 30 phút.

– Những bệnh nhân có thể trạng tốt thì thời gian thi châm sẽ ngắn hơn so với những bệnh nhân có thể trạng yếu 

Liệu trình châm cứu thông thường sẽ chỉ kéo dài từ 13 đến 15 ngày. Thời gian tiến hành châm cứu có thể thay đổi tùy vào thể trạng bệnh của bệnh nhân có cải thiện hay không. Nếu như bệnh nhân nếu như tiến hành châm cứu được 7-10 ngày và thấy thay đổi đáng kể thì có thể dừng lại và kết hợp với dùng thuốc. 

Ngược lại, nếu  trường hợp bệnh nhân sau khi đã tiến hành châm cứu hết một liệu trình 15 ngày nhưng tình trạng bệnh chưa được cải thiện như mong muốn, vẫn còn một số triệu chứng thì có thể dừng lại một vài ngày trước khi bước vào đợt trị liệu thứ hai.

Khi châm cứu cần lưu ý những gì?

Các bệnh nhân trước khi châm cứu cần lưu ý những điều sau để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi:  

Trước khi tiến hành châm cứu

– Chuẩn bị tâm lý: Có nhiều người mắc chứng sợ kim châm nên rất có thể sẽ cảm thấy sợ hãi, hoang mang và có phần hơi hoảng hốt khi nhìn thấy kim châm cứu. Điều này có thể gây trở ngại cho bác sĩ và việc châm cứu khó đạt được hiệu quả cao. Bởi vậy trước khi tiến hành châm cứu, bạn nên chuẩn bị sẵn tinh thần, nên thư giãn và để bản thân ở trạng thái cân bằng, thoải mái nhất. Quan trọng hơn là các bác sĩ trước khi tiến hành châm cứu cần tạo sự tin tưởng cho người bệnh, nên tiến hành trò chuyện và giải thích cho bệnh nhân về hiệu quả của châm cứu sẽ giúp bệnh nhân bớt căng thẳng.

– Tư thế thực hiện châm cứu: Tư thế châm cứu tùy thuộc vào huyệt đạo cần châm, các bác sĩ sẽ xác định huyệt đạo rồi để bệnh nhân ở tư thế thích hợp và thoải mái nhất trước khi tiến hành châm cứu. Một số tư thế ngồi châm cứu gồm: ngồi cúi sấp, ngồi chống cằm, ngồi ngửa dựa ghế, ngồi cúi nghiêng, …

Một số lưu ý khác: Bạn nên mặc quần áo thoải mái, rộng rãi, nên ăn nhẹ trước khi châm, không để bụng quá đói nhưng cũng không nên ăn quá no, không sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá,…  

Sau khi châm cứu

Sau khi châm cứu xong nên nằm nghỉ một lát, nếu bạn đang nằm thì không nên ngồi dậy đột ngột ngay sau khi châm xong bởi cơ thể chưa có sự chuẩn bị sẽ có thể làm người bệnh bị choáng. Nên nghỉ ngơi tại chỗ sau khi châm khoảng 15 – 30 phút để theo dõi thể trạng cơ thể phản ứng. Nếu thấy cơ thể bình thường mới đứng dậy và trở về nhà.

Hai đến ba ngày sau khi châm cứu, bệnh nhân nên nghỉ ngơi và tuyệt đối không khuân vác đồ nặng hay làm những việc tác động đến vị trí mới châm cứu. 

Nên kết hợp giữa việc điều trị và chế độ ăn uống hợp lý, cùng những bài tập thể dục nhẹ nhàng để giúp cho tuần hoàn máu tốt, khí huyết lưu thông, tâm trạng trở nên dễ chịu hơn. Đặc biệt là các bài tập giúp kéo dãn cơ và khớp.

Phòng khám chuyên khoa Tâm An là đơn vị uy tín trong lĩnh vực y học cổ truyền. Chúng tôi đã điều trị cho đông đảo bệnh nhân theo phương pháp châm cứu và nhận được những phản hồi vô cùng tốt. Liên hệ với Tâm An ngay hôm nay để được khám và điều trị kịp thời nhé!

>>> Xem thêm: Điều trị đau cổ vai gáy tại Hà Nội bằng châm cứu