Lưu ý điều trị tắc tia sữa sau sinh

Sinh con đã khổ, sau khi sinh xong thì nỗi lo lắng trong việc điều trị tắc tia sữa cũng khiến các sản phụ đau đầu. 

Thời điểm thường xảy ra tắc tia sữa

Đau đầu ngực, đầu ngực sưng tấy, tắc tia sữa là biểu hiện rất thường gặp ở sản phụ sau sinh. Thường thì chỉ vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Dòng sữa chảy ra từ bầu ngực không trong và nhanh nữa mà căng cứng, nổi cục, dịch sữa tiết ra ít. Bầu vú của mẹ sẽ căng to hơn so với bình thường, độ sưng càng lúc càng tăng, nếu bóp nhẹ sẽ thấy nổi cục khiến sản phụ còn bị sốt cao, khó chịu, em bé cũng không đủ sữa uống. 

Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh hoặc tái phát nhiều lần nếu sản phụ không chú ý vệ sinh đầu ngực. Nếu không được can thiệp kịp thời, tắc tia sữa có thể làm cho mẹ dễ bị nhiễm trùng, sốt, trầm cảm sau sinh…Tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng tắc tia sữa

Trong đông y, tình trạng tắc tia sữa còn được gọi là nhũ ung. Căn bệnh này thường phát sinh nhiều trong thời kỳ sản phụ vẫn đang cho con bú, thường ở con đầu lòng trong khoảng 3-4 tuần sau sinh. 

Nguyên nhân gây tắc tia sữa theo Đông Y là do can phong làm cho kinh lạc bị trở trệ, do thấp nhiệt, huyết dịch lưu thoát không tốt khiến sữa bị ứ đọng làm cho đầu ngực của người mẹ bị cương tụ, tuyến sữa ách tắc, gây đau đớn. Cơn đau khiến làm người mẹ khó khăn trong việc cho em bé bú, không ăn uống, không ngủ được.

Tóm gọn lại, nguyên nhân gây ra tình trạng này ở sản phụ là do:

– Khi mẹ cho bé bú, lực mút của bé yếu khiến sữa vẫn ứ đọng trong bầu ngực, sau khi bé bú mẹ không hút vắt sữa đúng cách.

– Thường là phụ nữ lần đầu làm Mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm khi cho con bú khiến ống dẫn sữa bị tắc nghẽn.

– Người phụ nữ bị căng thẳng sau sinh, tinh thần sa sút không được thư thái.

– Sản phụ quá kiệt sức và mệt mỏi sau khi sinh khiến chức năng vận hóa của tỳ bị ảnh hưởng dẫn tới sữa bị ứ đọng.

– Không những vậy, theo y học cổ truyền thì tắc tia sữa còn do nguyên nhân mẹ ăn uống thất thường, ăn những thực phẩm có hại cho sản phụ gây tổn thương tỳ vị, cơ thể suy nhược làm vú sưng đau và hình thành viêm tắc tia sữa.

Mẹ bị tắc tia sữa có thể do một hay nhiều nguyên nhân kể trên kết hợp lại với nhau. Để điều trị thì quan trọng nhất là tìm ra gốc rễ, căn nguyên của vấn đề để điều trị tận gốc căn bệnh. 

Theo Tây Y, bác sĩ chỉ chú trọng vào giảm đau cấp tốc nên thường để lại tác dụng phụ cho bệnh nhân mà không điều trị tận gốc. Vì vậy, nguyên tắc trong chữa tắc tia sữa bằng Đông Y chính là: Tìm ra nguyên nhân (căn nguyên) và những biểu hiện của bệnh tắc tia sữa. 

Tùy vào thể trạng và cơ địa của mỗi người bệnh mà bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị như thế nào cho phù hợp, đem lại hiệu quả chữa bệnh cao.

Điều trị tắc tia sữa như thế nào?

Trong trường hợp mới xuất hiện triệu chứng đau nhức, sản phụ có thể áp dụng các biện pháp vắt, ép sữa thừa ra khỏi đầu ngực bằng cách dùng tay hoặc máy hút sữa. Khi tia sữa thông thì triệu chứng sưng đau sẽ giảm, tránh được tình trạng sốt, viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng kháng sinh. 

Trong thời gian điều trị tắc tia sữa không nên cho bé bú bởi lúc đó, trong sữa mẹ sẽ chứa chất không có lợi cho trẻ, có thể lẫn với mủ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi đại tiện phân xanh, phân bọt trường hợp bà mẹ tắc tia sữa bị sốt cao thì bé bú sữa mẹ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.

Trong trường hợp tắc tia sữa nếu ở bầu ngực nổi cục co cứng, sờ nhẹ vùng ngực thấy đau nhức, không thoải mái thì nên dùng máy hút sữa để hút bớt sữa ra, hoặc kết hợp chườm ấm bầu vú rồi dùng tay nắn nhẹ vắt sữa, nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi đang hút sữa bằng máy giúp thông tia sữa, giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến khích bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều, bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.

Nếu sau vài ngày tình trạng bầu ngực nổi cục vẫn tiếp diễn bạn nên dùng tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc nhờ người thân vừa ép vừa day nhẹ bầu ngực để làm tan các cục sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú. 

Lưu ý day theo vòng tròn khoảng 20 lần một cách từ từ rồi nhanh dần, sau đó lại làm ngược lại nhiều lần cho tan cục sữa. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm vào bầu vú, có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra.

Trường hợp đã thử những biện pháp trên mà tình hình không được cải thiện cần đến phòng khám chuyên khoa Tâm An để được áp dụng các phương pháp Đông Y để điều trị nhanh chóng, tận gốc căn bệnh 

>>> Xem thêm: Điều trị liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả