Liệu phương pháp giác hơi có tốt không?

Nhắc đến giác hơi là nghĩ đến phương thức trị liệu không dùng thuốc khá độc đáo, rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy phương pháp giác hơi có thật sự tốt và đem lại hiệu quả?    

Tìm hiểu về phương pháp giác hơi

Khái niệm

Giác hơi còn có tên gọi khác là hỏa liệu pháp, đây là một phương thức trị liệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cơ chế điều trị của giác hơi là sử dụng những chiếc cốc chuyên dụng hay còn gọi là cốc giác để đặt lên da người bệnh. 

Mục đích của hoạt động này là tạo ra một áp suất âm trong những chiếc cốc để gây sung huyết mạch máu tại chỗ, giúp giảm viêm, giảm đau, giải độc hoặc phòng và điều trị một số bệnh lý.

Giác hơi có mấy loại?

Hiện nay, giác hơi được chia 3 loại đó là:  

– Giác hơi “khô”: Người thực hiện sẽ đun nóng bên trong cốc giác bằng que lửa, thảo mộc, đốt cồn, giấy. Khi lửa trong cốc vừa tắt thì người thực hiện quá trình giác hơi nhanh chóng úp cốc vào da người bệnh, từ đó tạo ra áp suất âm để kéo da vào bên trong cốc.

– Giác hơi “khí”: Thay vì đốt vừa để tạo áp suất hút da người bệnh, người ta sử dụng một bên bơm chuyên dụng để tạo ra chân không, hút không khí ra khỏi cốc khi áp lên da.

– Giác hơi “ướt”: Trước khi đặt cốc giác, người ta sẽ tiến hành chích lể da để khi úp cốc giác vào da, nó sẽ hút lên một lượng nhỏ máu từ vị trí chích với tác dụng giúp loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể.

Liệu phương pháp giác hơi có tốt không?

Phương pháp giác hơi được đánh giá là phương pháp vô cùng hiệu quả, có các tác dụng như 

Giúp tăng khả năng lưu thông máu

Khi thực hiện phương pháp giác hơi, khi cơ quan điều khiển việc bị bệnh gửi tín hiệu cơn đau đến da qua các dây thần kinh tự chủ. Da của bạn sẽ phản ứng lại bằng cách trở nên đau, sưng tấy và mềm. Toàn bộ quá trình sẽ dẫn đến sự gia tăng lưu thông máu và cung cấp máu cho da và các cơ quan nội tạng thông qua các kết nối thần kinh.

Hạn chế sự phát triển của xơ vữa động mạch 

Các mao mạch khi chịu sự tác động của phương pháp giác hơi sẽ trở nên giãn và tăng lưu lượng máu qua da. Điều trị bằng giác hơi khiến mạch máu được giãn ra do giải phóng các chất giãn mạch như noradrenaline, adenosine và histamine, dẫn đến tăng cường lưu thông máu.

Thải chất độc máu

Sự gia tăng lưu lượng máu khi sử dụng giác hơi khiến việc giải phóng các chất độc và chất thải được thúc đẩy; thúc đẩy sự trao đổi chất, cải thiện trạng thái dinh dưỡng cục bộ và cuối cùng là loại bỏ các yếu tố gây bệnh, hỗ trợ các khía cạnh khỏe mạnh.

Young woman getting treatment at medical clinic. Fire cupping cups on back of female patient in Acupuncture therapy

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Giác hơi có thể tác động tới hệ thống miễn dịch, kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tạo ra một chứng viêm nhân tạo tại chỗ, tăng mức độ của các sản phẩm miễn dịch như interferon và yếu tố hoại tử khối u, kích hoạt hệ thống bổ sung. Hiệu ứng giác hơi trên tuyến ức làm tăng lưu lượng bạch huyết trong hệ thống bạch huyết.

Trường hợp không được sử dụng giác hơi

Những trường hợp sau không thể sử dụng phương pháp giác hơi để điều trị:

– Người bị ung thư di căn.

– Người bị bệnh lý tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh.

– Trẻ em dưới 4 tuổi, người đang bị co giật, sốt cao, bị trầy xước hoặc bệnh lý ngoài da.

– Người đang say rượu, quá mệt mỏi, kích động.

– Bệnh lý phù toàn thân.

– Người lớn tuổi, phụ nữ đang có kinh nguyệt, phụ nữ có thai. 

Quá trình tiến hành phương pháp giác hơi 

Phương pháp giác hơi có thể tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Nên tiến hành giác hơi trong môi trường kín gió, không khí lưu thông dễ dàng, đầy đủ. Trước khi giác hơi nên đảm bảo bộ dụng cụ giác hơi được vệ sinh sạch sẽ bằng cồn y tế để tránh nhiễm khuẩn.

Bước 2: Lựa chọn tư thế giác hơi

Tùy theo vùng cơ thể bị đau mà sẽ giác hơi ở vị trí tương ứng: 

– Tư thế ngồi: Được lựa chọn khi giác hơi vùng tay, vai, cổ, lưng eo.

– Tư thế nằm sấp: Chọn tư thế này khi giác hơi ở vùng lưng, eo hoặc mặt sau chân.

– Tư thế nằm ngửa: Khi giác hơi ở vùng ngực, bụng, mặt trước chân.

– Tư thế nằm nghiêng một bên: Tư thế này khi cần giác hơi ở vùng vai, lưng, mông và mặt ngoài chân.

Bước 3: Lựa chọn vị trí giác hơi

Vị trí thích hợp nhất để thực hiện giác hơi là nơi có cơ bắp dày và lớp mỡ dưới da vừa phải. Không thể giác hơi ở những vùng có mạch máu nông, vùng da quá mỏng,  vùng của tim, vùng có sẹo hoặc vùng da nhão có nhiều nếp nhăn. Lưu ý không nên giác hơi lại vị trí của lần thực hiện trước nếu vẫn còn dấu vết giác hơi cũ.

Bước 4: Tiến hành thực hiện giác hơi

Lựa chọn dụng cụ giác hơi phù hợp với kích thước vùng giác rồi tiến hành đặt cốc giác. Mỗi lần đặt 1 cốc giác hơi kéo dài từ 5 – 10 phút, tránh dùng lực hút quá mạnh.

Bước 5: Kết thúc giác hơi

Lau sạch hoặc bôi dầu lên vùng da giác hơi sau khi tháo cốc. Vệ sinh sạch sẽ bộ dụng cụ giác hơi bằng cồn y tế.

Vì giác hơi có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật nên việc lựa chọn đơn vị thực hiện là quan trọng nhất. Phòng khám chuyên khoa Tâm An là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhé!

>>> Xem thêm: Điều trị đau thần kinh tọa tại Hà Nội