Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm?

Hầu hết những người bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phải mổ. Ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể được trị liệu bằng nhiều phương pháp y học cổ truyền giúp giảm đau, giảm triệu chứng hiệu quả. 

Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm? - Hình 1

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm bạn có thể gặp phải như:

–  Yếu tố di truyền

–  Do chấn thương ở vùng lưng

–  Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…

–  Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương

–  Độ tuổi: Là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

Ngoài ra, có một số yếu tố là nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

–  Cân nặng của cơ thể: Cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng. Hoặc trường hợp thay đổi đột ngột cân nặng.

–  Nghề nghiệp: Những người lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế nhiều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm.

Khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm? - Hình 2

Cần tới gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy mình có các triệu chứng dưới đây:

–  Các triệu chứng trở nên nặng hơn: Đau, tê bì hoặc yếu cơ tới mức gây cản trở sinh hoạt hàng ngày

–  Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang: Người bị hội chứng đuôi ngựa (cauda equina syndrome) có thể gặp tình trạng són tiểu hoặc bí tiểu, ngay cả khi bàng quang căng đầy

–  Hội chứng mất cảm giác yên ngựa (Saddle anesthesia): Tình trạng mất cảm giác tiến triển, ảnh hưởng tới những khu vực có thể chạm vào vùng “yên ngựa” trên cơ thể – bắp đùi bên trong, phía sau chân và vùng quanh trực tràng.

Lưu ý: Một số trường hợp đặc biệt, tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn ép toàn bộ rễ thần kinh vùng đuôi ngựa (nằm ngay bên dưới thắt lưng). Lúc này, bạn cần phải được phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh tiến triển thêm, ảnh hưởng tới chân/tay hoặc liệt.

Nếu không muốn phụ thuốc vào thuốc, có thể điều trị bằng cách nào?

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều không cần phải phẫu thuật. Việc tập luyện hoặc điều trị vật lý trị liệu (châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt) sẽ giúp giảm các triệu chứng bệnh sau vài ngày hoặc vài tuần. 

Khi nào nên tập trị liệu, khi nào phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm? - Hình 3

Một số phương pháp trị liệu thay thế uống thuốc, hoặc trị liệu kết hợp dùng thuốc có thể giúp giảm đau thường xuyên ở lưng dưới. Ví dụ:

  • Chiropractic (phương pháp kéo nắn xương khớp): Phương pháp này được cho là mang lại hiệu quả ở mức độ vừa phải với những cơn đau lưng dưới kéo dài ít nhất 1 tháng. 
  • Châm cứu: Có tác dụng làm giảm đau lưng và đau cổ kinh niên tương đối tốt
  • Xoa bóp, bấm huyệt: Giảm đau trong ngắn hạn cho những người bị đau lưng dưới kinh niên
  • Yoga: Là sự kết hợp của vận động thể chất, bài tập thở và thiền, yoga có thể cải thiện chức năng, giảm làm giảm đau lưng kinh niên

>>> Xem thêm: Điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả bằng y học cổ truyền

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa đau lưng, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm… theo phương pháp y học cổ truyền, không phẫu thuật, không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.