Giải pháp nào cho chứng viêm xoang mùa lạnh  

Thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến tai – mũi – họng, trong đó có chứng viêm xoang mũi.

Tại sao mùa lạnh lại dễ bị viêm xoang

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân chính tác động tới hệ miễn dịch của những đối tượng có sức đề kháng kém. Khi đó, hàng rào phòng vệ của cơ thể dễ dàng suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân môi trường có hại xâm nhập.

Nhiệt độ môi trường thay đổi liên tục tác động tới hệ hô hấp, gây ra các phản ứng dị ứng, là nguyên nhân dẫn các bệnh lý về Tai – mũi – họng, trong đó có bệnh viêm xoang. Mùa lạnh là thời điểm người bệnh dễ mắc các bệnh hô hấp, bệnh dị ứng nhất. Trường hợp không mặc ấm, không đeo khẩu trang, choàng khăn ra ngoài rất dễ mắc bệnh.

Thời điểm chuyển giao mùa xuân, mùa hè, mùa đông tỷ lệ người mắc bệnh viêm xoang theo mùa cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, một số yếu tố dị nguyên có khả năng gây kích ứng như: Bụi bặm, xăng xe, phấn hoa, lông động vật, bộng, khói thuốc,… cũng có thể gây bệnh.

Đối tượng dễ bị nhiễm bệnh viêm xoang

Những đối tượng dễ bị mắc bệnh viêm xoang:

– Người có cơ địa dễ dị ứng.

– Người có thói quen hút thuốc lá: Các chất độc chứa trong thuốc lá làm giảm khả năng thanh thải dịch trong mũi họng, từ đó dẫn đến ứ đọng lại gây tái phát bệnh.

– Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhưng không có thói quen vệ sinh mũi họng hằng ngày.

– Hệ thống miễn dịch suy giảm, chế độ dinh dưỡng kém khiến cơ thể dễ mắc bệnh không chỉ viêm mũi xoang mà còn các bệnh lý nhiễm trùng khác.

Dấu hiệu của bệnh viêm mũi xoang mùa lạnh

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang cấp và mãn tính tính tương tự nhau, vì thế rất dễ gây nhầm lẫn. Các biểu hiện bao gồm: Đau ở xoang, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu.

Ngoài các dấu hiệu này, bệnh nhân viêm xoang còn có thể gặp các triệu chứng như: đau tai, sốt, hôi miệng, đau răng hàm trên, mệt mỏi…

Như đã đề cập đến ở trên, đây là một dạng viêm xoang mũi dị ứng thông thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Khi yếu tố nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, tăng – giảm đột ngột sẽ khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng điển hình như:

– Nghẹt mũi: Người bệnh có thể nghẹt 1 bên mũi hoặc cả 2 bên tương ứng với tình trạng viêm xoang 1 hay viêm cả 2.

– Sổ mũi: Đây là triệu chứng điển hình mọi  người bệnh viêm xoang đều gặp phải. Dịch mũi có thể chảy xuống mũi trước hoặc xuống họng khiến người bệnh khạc nhổ rất khó chịu, thường xuyên sụt sùi, thậm chí biến chứng sang viêm họng. Với trường hợp viêm xoang nặng, dịch xoang chuyển sang màu trắng đục, xanh đặc hay có mùi hôi,…

– Mất mùi: Tình trạng viêm xoang theo mùa kéo dài thường xuyên có thể ảnh hưởng khứu giác. Lương y Tuấn cho biết có không ít bệnh nhân đến tìm ông thăm khám đã bị “mất mùi” trong vài năm liền do không điều trị kịp thời viêm xoang khi chuyển mùa.

– Đau đầu: Triệu chứng đau đầu do viêm xoang theo mùa có thể xuất hiện vào những giờ nhất định như viêm xoang trán hay đau đầu lúc 10 – 12h, viêm xoang sàng và xoang bướm lại đau vào tối…

Phòng ngừa viêm xoang mũi mùa lạnh

Để phòng ngừa mắc và tái phát viêm xoang chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

– Không tắm nước lạnh mà cần tắm nước nóng, tắm nhanh trong buồng kín gió, lau thân mình và đầu, mặt, cổ thật khô và mặc quần áo ngay.

– Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế việc bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau.

– Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.

– Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường không những giữ ấm được mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.

– Có một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn.

– Từ bỏ hút thuốc: Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bỏ thuốc lá để bảo vệ hệ hô hấp và xoang mũi trong mọi thời điểm bởi khói thuốc lá có thể gây kích ứng xoang. Ngay cả khi bạn không hút thuốc thì cũng nên tránh hít phải khói thuốc thụ động.

– Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy chừng vài phút.

– Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ nhằm giảm thiểu khói bụi và vi khuẩn.

– Không lạm dụng kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ giúp ích nếu bạn bị nhiễm khuẩn, nhưng chúng sẽ không có tác dụng gì trong điều trị nhiễm virus. Nếu bạn dùng quá nhiều kháng sinh, có thể hình thành sự kháng thuốc và phải đối mặt với nhiều nguy cơ khác.

Bệnh viêm xoang tuy lành tính nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị triệt để, đúng cách. Do đó, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

>>> Xem thêm: Điều trị liệt 7 ngoại biên bằng Đông Y mùa lạnh