Điều trị thoát vị đĩa đệm tại Hà Nội

Điều trị thoát vị đĩa đệm là điều cần thiết và cần thực hiện ngay nếu phát hiện mầm mống căn bệnh, cùng tìm hiểu cách điều trị tại Tâm An nhé!

Tại sao cần điều trị thoát vị đĩa đệm sớm

Thoát vị đĩa đệm đã trở nên “phổ biến” trong những căn bệnh về xương khớp, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. 

Như ta đã biết thì cột sống của cơ thể con người bình thường được cấu thành bởi 24 đốt sống kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Giữa những đốt sống này tồn tại một bộ phận gọi là đĩa đệm có tác dụng nâng đỡ cột sống, tạo điều kiện để cơ thể vận động dễ dàng, giúp cột sống tránh khỏi những chấn thương và giảm rung xóc cho cơ thể. 

Thoát vị đĩa đệm có thể hiểu đơn giản là những bao xơ bao bọc quanh phần nhân keo nhầy của đĩa đệm theo hình tròn vòng tâm trở nên yếu đi khiến phần nhân nhầy này thoát ra. Việc đó khiến đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí của nó bên trong đốt sống gây chèn ép lên rễ thần kinh xung quanh hay tủy sống gây đau đớn cho người bệnh.

Dù không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những cơn đau kéo dài gây đau nhức và khó chịu cho bệnh nhân. Hơn hết nếu để bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy cần điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm càng tốt.

Dấu hiệu cần điều trị thoát vị đĩa đệm

Việc đĩa đệm bị thoái hóa có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống nhưng thường gặp nhất vẫn là đốt sống cổ và đốt sống lưng. Dấu hiệu nhận biết của bệnh báo hiệu bạn nên đi điều trị thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:

– Những cơn đau khó chịu: Những cơn đau là khó tránh nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm, những cơn đau thường xuất hiện ở vùng cột sống do rễ dây thần kinh bị chèn ép. Những cơn đau thường tái phát nhiều lần, lúc đau dữ dội nhưng có lúc thì đau âm ỉ và cơn đau sẽ tăng mạnh khi người bệnh ho, đi lại, hắt hơi hay rung người,… 

+ Đối với thoát vị đĩa đệm vùng đốt sống lưng: Cơn đau sẽ bắt đầu từ thắt lưng, sau đó lan dần xuống mông, đùi, đến cẳng chân và gót chân.

+ Đối với thoát vị đĩa đệm vùng đốt sống cổ: Cơn đau sẽ kéo từ vùng cổ – gáy, sau đó lan ra hai bên vai, kéo xuống 2 cánh tay và bàn tay.

– Hệ thống cơ trong cơ thể bị teo dần: Người bệnh sau khi mắc chứng thoát vị trong một thời gian dài sẽ khiến bệnh nhân bị teo nhỏ tay chân, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đi lại, thậm chí là bại liệt do các rễ thần kinh bị chèn ép quá mức.

– Rối loạn vận động: Khi bị thoát vị đĩa đệm, các cơ tay, chân của bệnh nhân bị suy giảm, bí tiểu, bị liệt chân – tay, rối loạn cảm giác vùng hậu môn khiến người bệnh thường bị rối loạn cảm giác cơ thể,…

– Tê bì chân tay: Những người bị thoát vị sẽ có triệu chứng tê bì tại các vị trí bị đau như mặt ngoài bàn chân, mặt trước đùi, gót chân, mặt ngoài bắp chân, trước xương chày, mu bàn chân, bàn tay, cổ tay hoặc cả cánh tay khiến lực tay bị giảm

Nguyên nhân gây biến chứng thoát vị đĩa đệm

Biến chứng thoát vị đĩa đệm là do không điều trị thoát vị đĩa đệm kịp thời gây ra, có thể kể đến như:

– Chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chứng thoát vị đĩa đệm ở những người trẻ tuổi. Trong quá trình sinh hoạt và lao động, do người thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài, các hoạt động tư thế lao động không đúng, người phải làm việc yêu cầu bê, mang vác, kéo các vật nặng…  

– Tuổi tác: Trước đây căn bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, nhưng hiện nay thì độ tuổi bệnh ngày càng trẻ hóa, xuất hiện trên những người có độ tuổi từ 35 trở lên. Khi đó, phần đĩa đệm thường mất đi sự mềm mại do tuổi tác, trở nên khô ráp và có thể bị rạn nứt hoặc rách khiến các nhân nhầy dễ thoát ra gây thoát vị đĩa đệm.  

– Trọng lượng cơ thể: Những người có trọng lượng cơ thể nặng sẽ chèn ép vào cột sống khiến phần cột sống phải chịu nhiều áp lực khiến cột sống bị quá tải và căng giãn quá mức làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại phòng khám chuyên khoa Tâm An

Tại Tâm An hiện nay áp dụng các biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như:

– Vật lý trị liệu: Các y bác sĩ sẽ tiến hành kéo dãn cột sống bằng các dụng cụ cố định, sau đó tắm nước nóng, chườm túi lạnh, dùng đệm sưởi nóng.

– Các phương thuốc từ dân gian: dùng cây chìa vôi, cây xưa rồng, cây ngải cứu, đu đủ xanh…

– Y học cổ truyền: Áp dụng các phương pháp châm cứu, thủy châm, xoa bóp, ấn huyệt để chống co cứng, giảm đau và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống.

Dù bệnh thoát vị đĩa đệm không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không kịp thời điều trị thì bệnh sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh như bại liệt, đại tiểu tiện không tự chủ, teo cơ, ảnh hưởng tới lao động và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Biến chứng thoái hóa khớp gối nghiêm trọng