CÁC BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA CHẮP LẸO Ở TRẺ EM

Chắp và lẹo mắt là hai loại bệnh khác nhau thường gặp ở bờ mi mắt nhưng dễ gây nhầm lẫn vì đều gây đau nhức bờ mi, phù nề làm hạn chế tầm nhìn của bệnh nhân, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây YHCT Tâm An chia sẻ các biện pháp phòng ngừa chắp lẹo mà ít ai biết.

Nguyên nhân gây chắp, lẹo mắt | Vinmec

Phân biệt chắp mắt và lẹo mắt

– Chắp là gì?
Chắp là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.

  • Triệu chứng: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài tháng.

– Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

  • Triệu chứng: đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

+Các dạng lẹo:

– Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

– Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

 

Lẹo mắt có lây sang người khác không?

Lẹo và chắp ở mắt có thể lây từ người này sang người khác khi sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó, khi bị chắp và lẹo mắt cần lưu ý:

Rửa tay sạch sẽ trước khi tra thuốc vào vùng mắt
Không dùng kính sát tròng hay trang điểm khi bị lẹo và chắp
Tuyệt đối không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lan ra các phần khác trên mí mắt.

 

Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt

 

1, Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

2, Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.

3, Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.

4, Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

5, Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.

>> Xem thêm: Điều trị chắp lẹo bằng đông y