Bé nổi mụn ở mi mắt có phải là bị chắp mắt?

Nếu như bạn thấy ở mi mắt của bé xuất hiện mụn nhỏ. Rất có thể bé bị chắp mắt do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Triệu chứng này thường xuất hiện, rồi biến mất sau khi điều trị. Tuy nhiên, nếu không được điều trị dứt điểm bệnh rất dễ tái phát lại. Vậy cha mẹ cần làm gì khi bé bị nổi mụn ở mi mắt?

Bé nổi mụn ở mi mắt có phải là bị chắp mắt? - Hình 1

Triệu chứng của chắp mắt ở trẻ

  • Bệnh chắp mắt có thể khiến trẻ cảm thấy đau, rát ở mi mắt vì những vết chắp có thể chứa mủ.
  • Bé còn có thể cảm thấy bị cộm, khó chịu mỗi lần chớp mắt. Vì vết chắp xuất hiện ở dưới mí mắt như có hạt bụi vướng bên dưới mí.
  • Sẽ có chất lỏng màu trắng hoặc vàng chảy ra từ vết chắp của trẻ. Trong trường hợp này, cần vệ sinh cẩn thận tránh để chắp mắt bị bội nhiễm, lan ra hoặc vi khuẩn xâm nhập làm tình trạng sưng, viêm nặng hơn, có thể gây đau đớn ở trẻ.

Bé nổi mụn ở mi mắt có phải là bị chắp mắt? - Hình 2

Lưu ý: Nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị chắp mắt, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay sau khi trẻ bị. Tránh trường hợp để vết chắp lan rộng ra toàn bộ mi mắt trên hoặc mí mắt dưới, vì có thể biến thành viêm tế bào quanh ổ mắt trẻ và gây nguy hiểm cho thị lực của trẻ.

3 Cách điều trị lẹo và chắp mắt

Tùy từng tình trạng và mức độ nghiêm trọng của chắp lẹo, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây cho con:

  • Chườm nóng: Giúp giảm đau ở các chỗ lẹo và chắp, bằng cách dùng khăn sạch hoặc bông dùng một lần nhúng vào nước rất ấm hoặc nước muối ấm. Đặt lên mi mắt trong khoảng 10 phút, mỗi ngày từ 3-5 lần. Độ ẩm sẽ làm giảm tình trạng viêm và tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mí mắt. Có thể mát xa nhẹ nhàng vùng quanh mắt.
  • Sử dụng thuốc: Trường hợp nhẹ, bạn có thể dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc tra mỡ kháng sinh chuyên trị lẹo và chắp để giảm viêm, giảm sưng, theo chỉ định của bác sĩ. Để giảm đau và sưng tấy có thể tiêm steroid vào chỗ sưng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chích, nạo: Nếu chỗ lẹo và chắp không tan đi sau một thời gian dài, phải tới bác sĩ để chích thật sạch các chất nhầy và mủ để tránh tái phát. Với y học phát triển, sử dụng kỹ thuật hiện đại, việc chích lẹo diễn ra rất nhanh chóng, không gây đau, không mất thời gian kiêng khem.

Lẹo mắt có lây sang người khác không?

Lẹo mắt có thể lây từ người này sang người khác nếu sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Do đó, khi bị chắp và lẹo mắt cần lưu ý:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng mắt để tra thuốc.
  • Không dùng kính áp tròng, không trang điểm khi bị lẹo và chắp
  • Tuyệt đối không tự ý nặn mủ hay tra thuốc kháng sinh không theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và lan ra phần khác trên mí mắt.
  • Bệnh nhân thường xuyên bị chắp và lẹo tái phát nhiều lần nên đi làm sinh thiết để tìm nguyên nhân. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dựa trên kết quả sinh tiết để xác định liệu nguyên nhân thực sự có phải do tình trạng hay bệnh nào khác nghiêm trọng ở mắt.

Bé nổi mụn ở mi mắt có phải là bị chắp mắt? - Hình 3

Bé nổi mụn ở mi mắt có phải là bị chắp mắt? - Hình 4

Để được tư vấn miễn phí và khám chữa, điều trị các bệnh về chắp lẹo cho trẻ em, người lớn theo phương pháp y học cổ truyền an toàn, không phẫu thuật; an toàn; không lạm dụng thuốc tây. Liên hệ ngay Hotline 0385 137 862.