GAI CỘT SỐNG CÓ ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM ĐƯỢC KHÔNG?

Gai cột sống là căn bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi mà người trẻ cũng rất dễ mắc phải. Bệnh gây ra những cơn đau đớn ở vùng cổ, thắt lưng, lan ra tay chân và có thể dẫn đến bại liệt. Người bệnh cần được chẩn đoán sớm để có cách điều trị gai cột sống kịp thời.

3 bài thuốc chữa gai cột sống bằng Đông y hiệu quả - Chi tiết tin tức - UBND Tỉnh Bắc Giang

Bệnh gai cột sống là gì?

Bệnh gai cột sống lưng là hiện tượng cột sống xuất hiện các phần gai xương (phần xương) mọc ra phía ngoài và hai bên. Người bệnh bị đau nhức dữ dội khi các mảnh xương nhô ra chèn ép lên các dây thần kinh.

Gai cột sống không cố định một vị trí mà có thể hình thành tại nhiều điểm khác nhau trên xương sống. Trong đó gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng là hai trường hợp thường gặp.

Gai cột sống cổ: Người bệnh sẽ không phát hiện được bệnh sớm do giai đoạn đầu ít có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có thể nhận biết bệnh thông qua phim chụp X – quang. Dựa trên biểu hiện: Chiều cao đĩa đệm thay đổi, mọc ra những mẩu xương, gai trắng ở đốt sống và bị xơ cứng.

Gai cột sống thắt lưng: Thắt lưng là phần chịu nhiều áp lực do trọng lượng của cơ thể đổ dồn vào, chính vì thế vị trí này thường bị thoái hóa. Người bệnh gai cột sống thắt lưng sẽ thấy đau khi di chuyển, xoay hông,… Nếu gai xương phát triển nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng tê, ngứa ở vùng mông, chân và bàn chân.

10 Cách Chữa Gai Cột Sống Tại Nhà Hiệu Quả, Giảm Nhanh - Vhea Việt Nam - Sức Khỏe và Y Tế Cộng Đồng - Liferay

>> XEM THÊM: Điều trị gai cột sống ở Hà Nội

Gai cột sống có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng đau nhức cũng chưa rõ ràng, bởi vậy người bệnh hầu như thường không biết mình bị bệnh. Tưởng chừng đây là căn bệnh vô hại, không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Tuy nhiên, khi gai lớn dần lên theo thời gian sẽ chèn ép vào các tuỷ sống và dây thần kinh gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh.

Ở mỗi bệnh nhân gai cột sống sẽ có những triệu chứng đau khác nhau, đây là căn bệnh tập trung ở độ tuổi từ 30 – 60 tuổi, nữ giới bị nhiều hơn nam giới. Ví dụ, khi các gai xương mọc ở vùng thắt lưng, ngoài phải đối mặt với những cơn đau nhức bệnh nhân có thể không đi lại hoặc vận động được.

Trường hợp gai xương xuất hiện ở vùng cổ, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau, tê nhức từ vùng cổ lan xuống hai cánh tay và ngón tay. Đặc biệt hơn, gai xương xuất hiện không chỉ gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh mà nó còn để lại những di chứng đến với hệ thần kinh.

Gai cột sống chèn ép lên dây thần kinh sẽ gây gián đoạn quá trình truyền dẫn thông tin cũng như hạn chế chức năng của các cơ quan mà dây thần kinh đó chi phối. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải hàng loạt các vấn đề như đau dây thần kinh toạ, rối loạn chức năng tiểu tiện.

Gai cột sống là gì? Triệu chứng và cách chữa hiệu quả mà lại rẻ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh gai cột sống, trong đó có một số nguyên nhân chính như:

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao, cơ thể ngày càng lão hóa dẫn đến cột sống cũng bị ảnh hưởng theo. Chính vì thế bệnh gai cột sống thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Thói quen sinh hoạt: Người thường xuyên mang vác nặng, ngồi hoặc đứng quá lâu, vận động, nghỉ ngơi sai tư thế dẫn đến những tổn thương cột sống.
  • Viêm xương khớp: Tế bào tạo thêm xương bị kích thích do viêm xương khớp, làm cho bề mặt xương nhô ra ngày càng nhiều, hình thành gai do xương bị dư thừa.
  • Lắng đọng canxi: Hiện tượng chùng giãn dây chằng do đĩa đệm cột sống bị xẹp xuống gây ra những chuyển động khớp. Khi đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách làm cho dây chằng dày lên để giữ vững cột sống, dẫn đến hình thành gai.
  • Nguyên nhân do bị chấn thương: Khi bị va chạm, cọ xát dẫn đến xương bị chấn thương, lúc này gai cột sống sẽ hình thành dựa trên việc xương tự tu bổ.
  • Thoái hóa cột sống: Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống. Gai hình thành và phát triển dựa trên sự biến đổi hình thái của cột sống và các tổ chức xung quanh đĩa đệm. Tình trạng thoái hóa diễn ra kéo theo sự hình thành gai xương cột sống. Người bệnh nếu muốn loại bỏ gai xương thì phải kiểm soát được sự thoái hóa.

Điều trị gai cốt sống bằng phương pháp YHCT tại Tâm an

 

Điều trị gai cột sống có rất nhiêu cách, muốn cơn đau giảm nhanh chóng thì sử dụng thuốc tây giảm đau cấp tốc. Nhưng đối với phương pháp này hiệu quả chỉ là tạm thời, phụ thuộc vào thuốc sẽ khiến cơ thể suy giảm miễn dịch. Chính vì vậy YHCT TÂM AN sử dụng các phương pháp Y học Cổ truyền để điều trị gai cột sống một cách an toàn mà mang lại hiệu quả cao. 

Đặc biệt các biện pháp đều không sử dụng thuốc, mà điều trị theo phác đồ rõ ràng, thăm khám thường xuyên để theo dõi quá trình điều trị cho bênh nhân được hiệu quả nhất.

Liên hệ 0385 137 862 để được tư vấn và khám chữa kịp thời!

Cách phòng ngừa gai cột sống

Để ngăn ngừa tình trạng gai đốt sống, chúng ta cần phải chăm sóc cột sống khỏe mạnh bằng cách luôn giữ cho cột sống ở tư thế tốt nhất như:

– Cụ thể là không ngồi quá lâu hoặc sai tư thế. Chẳng hạn, trong lúc ngồi làm việc với máy tính, không gập cổ hoặc gù lưng quá mức.
– Phòng tránh gai cột sống bằng cách kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu bị béo phì để giảm tải lực đè lên cột sống.
– Hạn chế khuân vác nặng, tránh chơi những môn thể thao quá sức như cử tạ, chạy, đá banh,… thay vào đó nên tập vận động nhẹ nhàng bằng các môn thể thao như yoga, bơi lội,…
– Chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều hết sức quan trọng với những bệnh nhân gai cột sống, nhất là các loại thức ăn giàu canxi giúp nuôi dưỡng xương khỏe mạnh. Hơn nữa, cũng nên bổ sung các loại thức ăn giàu protein từ thịt và cá, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

Để phòng ngừa các cơn đau xuất hiện, khi đi ngủ, mọi người nên sử dụng các loại nệm mềm mại, không nên dùng loại nệm quá cứng, cũng như là nằm ở tư thế không thoải mái.