Trị dứt điểm hen phế quản trong thời tiết giao mùa

Trong những ngày giao mùa thì bệnh hen phế quản càng trở nên nặng nề hơn bao giờ hết. Vậy làm sao để điều trị dứt điểm hen phế quản, cùng tìm hiểu nhé!

Hen phế quản là căn bệnh “quái ác”

Sở dĩ được đánh giá là căn bệnh “quái ác” vì hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn, bệnh suyễn) là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí gây co thắt và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng ho, khó thở, thở khò khè phát ra âm thanh như mèo rên, thậm chí người bệnh có khi không thở được thường gọi là lên cơn hen.

Dấu hiệu nhận biết người mắc hen phế quản

– Ho nhiều, ho kéo dài thường mắc phải khi thời tiết thay đổi

– Khò khè: Tiếng rít thường nghe được khi thở ra hoặc khi ngủ

– Nặng ngực: Cảm giác như lồng ngực bị bóp chặt

– Khó thở: Thở hụt hơi, thở nhanh ngắn, hít vào không được sâu mà thở ra thì không dễ dàng

– Biểu hiện bị thức giấc do khó thở

Bệnh gây ra rất nhiều trở ngại cho bệnh nhân trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt khi trái gió trở trời.

Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản

Nguyên nhân

Theo Đông Y, ho hen phần nhiều do phong hàn xâm nhập vào tạng phế sinh ra, làm tắc nghẽn phế khí. Người bị ho hen cơ thể nặng nề, u uất, tức ngực, khó thở… 

Muốn đẩy lùi hiệu quả hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản co thắt, phổi tắc nghẽn mạn tính… cần tìm đến nguyên nhân và trị vào gốc sinh ra bệnh theo nguyên lý của đông y cần: Phát tán phong hàn, giải cảm hàn, thông phế, bình suyễn.

Ngoài ra bệnh hen còn có tính di truyền; những người bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác có nguy cơ bị hen suyễn.

Đối tượng của bệnh hen suyễn

Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là người lớn tuổi. Bệnh thường chớm phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:

– Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

– Bị dị ứng, chàm.

– Tiền sử bố, mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.

– Đối tượng của bệnh hen suyễn là trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh

Ngoài ra, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,… cũng rất dễ trở thành đối tượng của bệnh hen suyễn.

Hệ quả của bệnh hen suyễn

Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh 

Bệnh hen suyễn có thể tái phát thường xuyên, biểu hiện với những cơn ho dai dẳng vào ban đêm, khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi ban ngày, ảnh hưởng đến chất lượng học tập, công việc, các mối quan hệ vợ chồng cũng phần nào bị tác động…

Gây nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Nguy cơ mắc bệnh hen ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ. Theo đó phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh hen suyễn dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, xuất huyết âm đạo, sinh non… Ngoài ra, con của những phụ nữ bị suyễn khi mang thai cũng nhẹ cân hơn những đứa trẻ trẻ bình thường.

Gây tử vong hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh hen suyễn vẫn có thể gây tử vong mặc dù tỷ lệ tương đối thấp so với các bệnh mãn tính khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan với căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, kiểm soát cơn hen thì có nguy cơ dẫn đến các biến chứng như: viêm phế quản, khí phế thũng, tâm phế mãn tính, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm tổn thương não, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,…

Những ảnh hưởng khác

– Suy hô hấp: đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh, xuất hiện ở cả bệnh nhân bị hen suyễn cấp và mãn tính, có thể gây tử vong.

– Ngừng hô hấp kèm với tổn thương ở não bộ.

– Xẹp phổi: biến chứng hen suyễn thường gặp đối với trẻ em.

– Tràn khí màng phổi: xảy ra nhiều với bệnh nhân hen suyễn mãn tính…

Trị dứt điểm hen phế quản trong thời tiết giao mùa

Theo quan điểm Đông Y thì muốn loại bỏ bệnh phải tìm đến nguyên nhân của bệnh. Những ưu điểm khi đẩy lùi bằng phương pháp Đông Y có thể kể đến như:

– Loại bỏ bệnh từ gốc

– An toàn không tác dụng phụ

– Bồi bổ và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Hen không chỉ là vấn đề ở đường hô hấp, nó là bệnh của toàn thân mà những biểu hiện tập trung ở đường hô hấp, đặc trưng bởi sự co thắt phế quản và sự tăng tiết chất nhầy. Mục đích của Đông Y là loại bỏ toàn diện, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen mới khỏi được.

Điều trị hen suyễn bằng Đông Y cho đến nay vẫn đem lại nhiều hiệu quả trong điều trị. Để có kết quả tốt nhất, bạn cần được các thầy thuốc Đông Y chẩn bệnh, xem triệu chứng và kê đơn chính xác.

Phòng khám chuyên khoa Tâm An được thành lập dựa trên những tinh hoa và sự kế thừa của hai nền Y Học Cổ Truyền và hiện đại trong khám và điều trị, với mục đích đem đến những lựa chọn tối ưu nhất cho khách hàng. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong thăm khám và điều trị sẽ mang đến cho khách hàng các phương pháp trị liệu hiệu quả, an toàn và hợp lý nhất.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được khám và điều trị hiệu quả nhé!

>>> Xem thêm: Cách điều trị đau lưng gai cột sống hiệu quả