Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh gây ra nhiều trở ngại đối với đời sống sinh hoạt và lao động của người bệnh. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này để có giải phát điều trị kịp thời nhé!
Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có một số triệu chứng phổ biến như:
– Cảm giác tê bì thường xuất hiện ở người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy vào buổi sáng.
– Vùng cơ nào có dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng có thể bị suy yếu. Yếu cơ khiến việc vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn.
– Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức từ vị trí bị thoát vị kéo xuống vùng hông, mông. Các cơn đau có xu hướng lan rộng và có thể đến đột ngột hoặc đau âm ỉ kéo dài hay đau dữ dội từng cơn. Trong trường hợp bệnh gây ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa, người bệnh có thể đau xuống cả vùng bắp chân, bàn chân.
– Người bệnh có thể bị mất cảm giác khi bệnh diễn biến nặng hơn do dây thần kinh bị chèn ép. Tình trạng này nếu để lâu có thể dẫn đến bại liệt, teo cơ.
– Tình trạng cứng vùng thắt lưng xảy ra khi nhân nhầy đĩa đệm gây chèn ép nặng lên các dây thần kinh. Người bệnh thường không thể hoạt động hay di chuyển như bình thường bởi khớp vùng lưng đang bị tổn thương. Tình trạng co cứng cũng có thể khiến cho bàn chân và ngón chân bị ảnh hưởng
– Vùng thắt lưng bị thoát vị của người bệnh có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy, ửng đỏ. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác nóng ran và đau nhức tại khu vực vùng lưng. Khi chạm tay vào vùng bị đau, cảm giác đau nhức, khó chịu càng rõ rệt hơn.
Nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Lão hóa là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Theo thời gian, các đĩa đệm bắt đầu khô lại làm cho vòng ngoài cứng chắc trở nên giòn hơn, dễ bị nứt vỡ bởi các chuyển động dù chỉ rất nhẹ, ví dụ như cúi xuống nhặt đồ vật, vươn người đánh cầu lông hay xoay người để bước lên xe…
Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thông thường là hậu quả của một quá trình dài diễn ra trong nhiều năm tháng sinh hoạt và làm việc, nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng còn có thể là do chấn thương, va chạm hoặc tai nạn.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh như:
– Nam giới có nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cao gấp đôi so với nữ giới.
Công việc nặng nhọc: Đặc thù công việc thường xuyên phải kéo, đẩy, gập người, khuân vác vật nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và đĩa đệm, dễ gây tình trạng thoát vị.
– Cân nặng dư thừa, vượt quá tiêu chuẩn gây áp lực, khiến đĩa đệm bị quá tải, tăng nguy cơ gặp các vấn đề ở cột sống lưng. Đồng thời, tình trạng này cũng gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh.
– Trong thuốc lá có chứa nicotine – loại chất làm hạn chế lưu lượng máu đến đĩa đệm cột sống, khiến tốc độ thoái hóa đĩa đệm tăng lên nhanh chóng, đồng thời làm chậm quá trình phục hồi tổn thương. Đây là lý do khiến đĩa đệm dễ bị thoái hóa, các bao cơ dễ bị rách hoặc nứt dẫn đến thoát vị.
– Người có người thân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng có khả năng mắc bệnh này trong tương lai.
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương pháp cổ truyền
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được các bác sĩ khuyên áp dụng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Khi thực hiện vật lý trị liệu, có thể cần kết hợp thêm các bước điều trị khác như:
– Chườm lạnh hoặc chườm nóng.
– Kéo giãn cột sống.
– Sử dụng sóng âm thanh giúp tăng cường khả năng lưu thông máu.
– Sử dụng đai nẹp để hỗ trợ liệu pháp điện trị liệu.
Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể mang đến những hiệu quả tích cực, vừa an toàn, lành tính lại vừa tiết kiệm chi phí chữa bệnh.
Các vị thuốc phổ biến, dễ tìm thấy có khả năng làm giảm các cơn đau như cỏ xước, ngải cứu, đu đủ xanh, lá lốt, xương rồng…
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những người có triệu chứng bệnh lý nhẹ. Bên cạnh đó, bạn cần phải duy trì trong thời gian dài mới thấy được sự chuyển biến của bệnh lý.
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện như:
– Tập luyện thể dục thể thao bằng các môn thể thao vừa sức, tăng độ dẻo dai của các cơ cạnh cột sống. Điều này có thể giúp làm ổn định cột sống, giảm nguy cơ tổn thương đĩa đệm.
– Không mang vác, vận động quá sức hoặc sai tư thế.
– Duy trì cân nặng phù hợp với chiều cao, tránh duy trì áp lực quá nặng lên cột sống.
Mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu, nhược điểm riêng. Vì thế, việc lựa chọn áp dụng phương pháp nào để điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Để có phác đồ điều trị phù hợp với căn bệnh thì hãy tới Phòng khám chuyên khoa Tâm An để được khám và điều trị hợp lý.
>>> Xem thêm: Điều trị thoái hoá khớp hiệu quả tại Hà Nội