Bệnh hen suyễn là một bệnh mạn tính của phổi, làm cho đường thở bị viêm và hẹp khiến người bệnh khó thở.
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?
Hen suyễn là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh có thể sống tốt nếu điều trị hen suyễn đúng cách. Tuy nhiên, nếu điều trị không đúng phác đồ, người mắc bệnh hen suyễn có thể phải thường xuyên đến phòng cấp cứu hoặc ở lại bệnh viện. Điều này ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh hen suyễn nặng có thể gây khó khăn khi trong hoạt động sinh hoạt thường ngày, ví dụ như nói chuyện. Bạn có thể nghe bác sĩ gọi đó là bệnh hô hấp mạn tính, có nhiều người thường gọi là hen phế quản. Bệnh này không hiếm lạ nên việc điều trị hen suyễn như thế nào cho hiệu quả được nhiều người quan tâm.
Bệnh hen suyễn thường kéo theo những cơn hen, hay còn gọi là co thắt phế quản khi các dải cơ xung quanh đường thở được kích hoạt để thắt lại. Các cơn co thắt phế quản, viêm và việc sản xuất chất nhầy gây ra triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè… Trong các cơn hen phế quản cấp, niêm mạc của đường thở bị sưng hoặc viêm dẫn đến việc tạo ra chất nhầy nhiều và đặc hơn ở các tế bào lót đường thở khiến các hoạt động bình thường hàng ngày gặp khó khăn.
Triệu chứng của cơn hen suyễn
Cơn hen suyễn thường xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
– Ho không ngừng, thở gấp.
– Thở khò khè nghiêm trọng.
– Đau hoặc tức ngực.
– Co kéo các cơ hô hấp phụ ở vùng cổ và ngực.
– Khó nói chuyện
– Cảm giác lo lắng, hoảng sợ, mặt nhiều mồ hôi, nhợt nhạt.
– Môi hoặc đầu chi xanh, tím.
Cơn hen suyễn có thể nhanh chóng chuyển biến tồi tệ hơn. Do đó, điều quan trọng là ngay lập tức kiểm soát các triệu chứng, ví dụ như dùng các loại thuốc xịt hen suyễn theo chỉ định như một cách chữa trị hen suyễn cần thiết.
Nếu không được sử dụng thuốc kịp thời, cơn hen có thể sẽ khiến người bệnh bị suy hô hấp.
Khi phổi của bạn tiếp tục căng lên, đường thở của bạn bị co thắt lại gây ra tiếng thở khò khè. Nếu không có phương pháp điều trị thích hợp, theo thời gian, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp, môi sẽ có màu hơi xanh tím, có nghĩa là bạn ngày càng có ít oxy trong máu, lâu dần dẫn đến mất ý thức và có nguy cơ tử vong cao.
Nguyên nhân gây hen suyễn
Trước khi tìm hiểu cụ thể bệnh hen suyễn có chữa được không, bạn cần nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn để có thể có phương pháp điều trị thích hợp. Các nguyên nhân có thể kể đến như:
– Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh hen suyễn, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này.
– Tiền sử nhiễm virus: Những người có tiền sử nhiễm virus nghiêm trọng trong thời thơ ấu (ví dụ như RSV) có thể có nhiều khả năng mắc bệnh.
– Trong gen có yếu tố hen suyễn.
– Trẻ nam có nhiều khả năng bị hen suyễn hơn trẻ nữ, thanh thiếu niên và người lớn bệnh phổ biến hơn ở nữ giới.
– Do yếu tố công việc.
– Tình trạng khác như dị ứng, nhiễm trùng phôi.
– Các tình trạng khác như nhiễm trùng phổi, béo phì.
Hen suyễn xảy ra bởi tác nhân nào?
Khi bạn bị hen suyễn, đường thở của bạn trở nên nhạy cảm và phản ứng với một số thứ trong thế giới xung quanh, gọi là tác nhân gây hen. Những tác nhân này gây triệu chứng hoặc làm bệnh tiến triển tồi tệ, có thể kể đến như:
– Nhiễm trùng trong đường thở như cảm lạnh, viêm xoang, cúm.
– Các chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng, mạt nhà, bụi.
– Các chất kích ứng như, dung dịch vệ sinh nước hoa.
– Ô nhiễm không khí, khói thuốc lá.
– Không khí lạnh hoặc thay đổi thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột.
– Trào ngược dạ dày thực quản.
– Các cảm xúc mạnh như lo lắng, buồn, căng thẳng, cười không dứt…
– Chất bảo quản thực phẩm được gọi là sulfite, được tìm thấy trong thực phẩm như bia và rượu, dưa chua, tôm, trái cây khô và nước chanh, chanh đóng chai…
Các tác nhân gây ra cơn hen đều xuất hiện đột ngột trong cuộc sống nên người bệnh cần chủ động chuẩn bị bên mình các loại thuốc xịt hen suyễn được bác sĩ chỉ định, khuyên dùng.
Nguyên tắc điều trị hen suyễn bằng Đông Y
Trong quan điểm của Đông Y, việc trị bệnh phải trị tận gốc. Khi áp dụng các phương pháp Đông Y chữa hen suyễn, bệnh nhân sẽ nhận được các ưu điểm so với Tây Y như:
– Loại bỏ tận gốc bệnh.
– An toàn, hiệu quả kéo dài, ít nguy cơ tái phát và gần như không có tác dụng phụ.
– Các bài thuốc Đông Y chữa hen suyễn cũng sẽ giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe bền vững.
Theo các thầy thuốc Đông Y, hen không phải vấn đề của đường hô hấp riêng biệt, mà còn là vấn đề của toàn cơ thể với triệu chứng tập trung ở đường hô hấp. Với mục đích loại bỏ toàn diện, cân bằng hoạt động của các hệ cơ quan và tăng sức đề kháng, nguyên tắc chữa hen suyễn bằng Đông Y tập trung “Bổ chính, khu tà”. Trong sách Nội Kinh cũng chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”.
Chính vì vậy, việc cắt cơn hen là trước tiên, sau đó tiếp tục “Bổ chính” để giúp cơ thể khỏe hơn, tránh sự tái phát bệnh do tác nhân môi trường.
>>> Xem thêm: Lưu ý những căn bệnh dễ mắc vào mùa hè