Hiện nay, số bệnh nhân gặp phải các vấn đề về đĩa đệm, cột sống dần tăng lên. Người bệnh phải gánh chịu nhiều cơn đau nhức hành hạ, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, thậm chí có thể dẫn tới tàn phế. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp mọi người nâng cao ý thức phòng tránh, giảm thiểu chi phí, cải thiện, ngăn ngừa những cơn đau và làm việc hiệu quả hơn.
>>> Xem ngay: Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm nguy hiểm như thế nào?
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp
1. Thoái hóa cột sống
Ở những người trên 30 tuổi, cột sống bắt đầu thoái hóa mà điển hình là sự bào mòn dần của các lớp sụn khớp và những tổn thương ở các đốt xương dưới sụn. Sự hư hại, tổn thương này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cột sống bị thoái hóa và gây tác động ngược làm các đĩa đệm nằm ở khe giữa hai đốt sống càng nhanh hư tổn. Cụ thể là khiến cho lớp bao xơ của đĩa đệm bị nứt hoặc rách và lớp nhân nhày bên trong đĩa đệm sẽ tràn qua các lỗ rách ấy đi ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép các rễ thần kinh và gây đau nhức cho người bệnh.
Vì vậy, khi bước vào tuổi 30 thì nên chủ động chăm sóc, nuôi dưỡng các lớp sụn khớp và xương dưới sụn để ngăn chặn quá trình thoái hóa cột sống.
2. Chấn thương
Chấn thương cột sống do té ngã khi đi lại, làm việc hay tập luyện cũng là những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm thường gặp. Chấn thương ở vùng cột sống có thể khiến cho đĩa đệm không còn giữ được như cấu trúc ban đầu, trong đó phải kể đến tình trạng đĩa đệm bị mất một lượng nước bảo vệ khiến cho lớp vỏ bọc xơ bên ngoài trở nên khô và dễ gây rách, nứt lớp nhân nhầy bên trong bị “lòi” ra, chèn ép vào các dây thần kinh và tủy sống, gây đau nhức, khó khăn trong vận động cột sống và các bộ phận liên quan.
3. Sai tư thế trong việc vận động
Thói quen bê vác vật nặng sai cách cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Nhiều người có thói quen cúi/ khom người xuống thấp để nhấc vật nặng lên, việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương các đốt sống lưng.
Nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày của dân văn phòng, người làm nghề lái xe thường xuyên ngồi sai tư thế cũng ảnh hưởng xấu đến xương khớp, dễ bị cong vẹo cột sống gây thoái hóa khớp, trật khớp và thoát vị đĩa đệm.
4. Béo phì hoặc thiếu chất
Thừa cân khiến cơ thể gánh thêm trọng lực, chèn ép cột sống. Người bị thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, cơ thể suy yếu vì thiếu dinh dưỡng hoặc lối sống ít vận động cũng có thể đóng góp làm gia tăng sự phát triển của bệnh.
>>> Xem ngay: Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoát vị đĩa đệm, không tác dụng phụ
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống, trong đó chủ yếu thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả và biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tủy cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn. Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có thể khiến bệnh nhân bị teo cơ các chi, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.