Nguyên nhân chính gây nên tắc tia sữa

Tắc tia sữa là một trong những bệnh gặp khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, nhất là trong giai đoạn hậu sản. Bệnh thường gây ra những khó chịu và đau đớn khiến sản phụ hoang mang, lo lắng, thậm chí muốn từ bỏ việc cho con bú. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tắc tia sữa là điều cần thiết để các chị em có được cách điều trị tắc tia sữa cho hiệu quả và phòng tránh được nguy cơ mất sữa do tắc tia sữa.

Nguyên nhân của viêm tắc tia sữa

Viêm tắc tia sữa có rất nhiều nguyên nhân như người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên, cho con bú khi đầu vú và bàn tay không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị nhỏ hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.

Những sản phụ có đầu ti bị kéo vào trong hoặc bằng phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó khăn nên bé sẽ cắn nứt đầu ti, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét, dần dần dưới động tác mút sữa của bé, đầu ti của sản phụ sẽ nứt rộng hơn hoặc sữa không thông nhưng con vẫn cứ bú, nhai đi nhai lại, gây tổn thương. Khi đó, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú, sẽ sinh sôi nhanh chóng trong tuyến sữa, dẫn đến viêm tắc tuyến sữa.

Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.”

Tắc tia sữa, nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục mẹ cần biết

7 nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng tắc tia sữa

Dưới đây là những nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc tia sữa, mẹ cần lưu ý để tránh:

– Mẹ không cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên.

– Mẹ không day đều bầu sữa để thông sữa ngay sau sinh.

– Mẹ cho trẻ bú không đúng cách, không cho bé bú đủ cữ.

– Khi bé bú xong không vắt bỏ sữa thừa, sữa này đọng lại lâu gây ôi, tắc, ung nhũ.

– Mẹ không vệ sinh, lau rửa đầu vú sau khi cho bé bú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây ra viêm tắc tuyến vú.

– Sản phụ có đầu ti bị thụt vào hoặc quá bằng phẳng, đầu ti quá to gây cản trở bé bú, bé sẽ có phản xạ cắn mút đầu ti hình thành nên những vết thương nhỏ, loét. Trẻ vẫn tiếp tục bú, cắn mút sẽ làm cho đầu ti của mẹ nứt rộng hơn, việc cho con bú trở nên khó khăn và mẹ cảm thấy đau đớn, lúc này mẹ cho con bú không đều hoặc không muốn cho con bú nữa sẽ dẫn đến tình trạng sữa ngày càng ứ đọng nhiều gây viêm tắc tuyến vú.

– Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý… cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

Phân biệt tắc tia sữa với áp xe vú sau sinh | Vinmec

Cách điều trị tắc tia sữa hiệu quả

Khi bị tắc tia sữa, mẹ có thể điều trị bằng cách vắt sữa để thông tia, có thể dùng tay hoặc dùng máy hút sữa, cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian. Khi thông được tia sữa sẽ hết sốt, không bị viêm tuyến sữa hay áp xe bầu ngực. Sữa thông được bằng cách này thì không cần dùng tới kháng sinh, còn trường hợp tắc tia sữa lâu ngày gây viêm nhiễm nặng cần phải dùng thời kháng sinh. Hoặc có thể phải kết hợp thêm biện pháp trích tháo mủ mới khỏi hẳn được.
Nếu mẹ bị tắc tia sữa phát sốt, bé đang bú sữa mẹ bị rối loạn tiêu hóa (đi ngoài phân xanh, thậm chí tiêu chảy do sữa lẫn mủ) thì trong thời gian điều trị không nên cho bé bú, khi khỏi hẳn mới cho bé bú lại. Khi đầu vú mẹ bị nứt hoặc xây xát thì cần phải được điều trị tích cực.

Trường hợp tắc tia sữa thành cục cứng, gây khó chịu vùng ngực thì bạn nên cho trẻ bú nhiều lần hơn để sữa được hút bớt ra. Hoặc có thể dùng tay vừa massage, vừa nhẹ nhàng nắn nhẹ, kết hợp với phương pháp chườm ấm để thông tia sữa. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi nhiều hơn, bổ sung nhiều nước cho cơ thể.

Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình hình không có chuyển biến tốt cần lập tức đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu gây áp xe tuyến vú rất nguy hiểm và các biến chứng không đáng có. Y học cổ Truyền Tâm An sử dụng châm cứu điều tắc tia sữa mang lại sự an toàn tuyệt đối và hiệu quả cao

>> Xem ngay phác đồ điều trị tắc tia sữa

20 Cách chữa tắc tia sữa tại nhà đơn giản ai cũng làm được

Cách phòng tránh tắc tia sữa sau sinh

Qua những yếu tố được đề cập trong bài viết trên đây, nếu người mẹ muốn phòng tắc tia sữa hiệu quả thì cần loại trừ được hết các nguyên nhân gây tắc tia sữa và các nguy cơ gây tắc nghẽn. Ngoài ra cần lưu ý một số điều như sau:

-Thời gian cho bé bú sau sinh càng sớm càng tốt và bú liên tục theo nhu cầu.
-Nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo cho bé bú đúng giờ, giờ giấc hút sữa
-Bổ sung lượng nước uống cao hơn nhiều lần so với thường ngày, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.
-Hạn chế ăn chất béo bão hòa và giữ tinh thần thoải mái trước khi sinh.

Tình trạng tắc tia sữa nếu không được giải quyết nhanh chóng có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn, ví dụ như viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng. Do đó mà mẹ cần chú ý phát hiện sớm các triệu chứng tắc tia sữa để có cách điều trị kịp thời nhé.