Nguyên nhân chính gây đột quỵ mà ít ai biết

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho não bị chặn hoặc gián đoạn. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế khẩn cấp cần được chăm sóc y tế kịp thời. Việc được điều trị sớm giúp giảm thiểu tình trạng tổn thương não và các biến chứng tiềm ẩn. Vậy điều trị di chứng sau tai biến mạch máu não như thế nào cho đúng cách? và nguyên nhân gây đột quỵ? cùng Tâm An tìm hiểu nhé!

 

Cách điều trị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não là một tình trạng mà ngày càng có nhiều người mắc phải. Đáng tiếc là không phải ai cũng hiểu rõ bản chất tai biến mạch máu não là gì và người bệnh tai biến cần được điều trị như thế nào để có hiệu quả.

Tai biến mạch máu não là tình trạng gián đoạn quá trình cung cấp máu và oxy đến một phần não khiến các tế bào não chết đi, gây tổn thương mô não.

Tai biến mạch máu não có 2 thể: nhồi máu não (do cục máu đông gây tắc mạch máu) và xuất huyết não (chảy máu não). Có nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não như người bệnh mắc sẵn các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, tim mạch nhưng không được kiểm soát tốt hoặc thói quen hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều và thói quen lười vận động.

 

Nguy cơ tai biến, đột qụỵ vào mùa hè và cách phòng tránh

 

Xem ngay: Phác đồ điều trị sau tai biến mạch máu não

 

Nguyên nhân gây đột quỵ

 

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, bao gồm các yếu tố không thể thay đổi và các yếu tố bệnh lý.

Các yếu tố không thể thay đổi

  • Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
  • Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Tai biến mạch máu não nhẹ: Đừng chủ quan | Vinmec

Các yếu tố bệnh lý

 

  • Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
  • Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường
  • Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não. Khám huyết áp là một trong những biện pháp để tìm ra nguyên nhân đột quỵ.
  • Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
  • Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
  • Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
  • Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu…

90% di chứng sau tai biến mạch máu não có thể phục hồi được

Xử trí ban đầu tai biến mạch máu não

 

Để xử trí kịp thời thì chúng ta phải nhận biết được biểu hiện của tai biến mạch máu não trước nhất. Nếu không biết được sẽ dễ dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng. Người bị một trong các biểu hiện sau đây có khả năng gây ra tai biến như; rối loạn ý thức, co giật cục bộ, thiếu sót vận động hoặc giảm cảm giác (liệt, rối loạn cảm giác 1/2 người, liệt mặt); Rối loạn lời nói (nói khó, thất ngôn); Rối loạn thị giác (mù, bán manh).

Khi có biểu hiện trên cần xử trí đúng bằng cách: Người nhà nên nới lỏng quần áo và để người bệnh nằm trên mặt phẳng, giúp bệnh nhân có tư thế nằm nghiêng an toàn (gối đầu cao khoảng 30 độ và ở tư thế nằm nghiêng để tránh nguy cơ bị sặc do các chất tiết ra từ miệng). Cần phải thông khí cho bệnh nhân để tránh những cơn co giật. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn, uống gì khi nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ và không tự ý cho bệnh nhân uống bất kỳ một loại thuốc nào. Nếu bệnh nhân khó thở hoặc có biểu hiện ngừng thở thì người nhà hoặc người chứng kiến cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng miệng để tránh trường hợp bệnh nhân ngừng thở. Giúp bệnh nhân thở đều, thở sâu hơn và chậm hơn để họ bình tĩnh trở lại và máu cũng như ôxy có thể lưu thông lên não nhanh hơn.

Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh đưa bệnh nhân đi xa vì thời gian di chuyển kéo dài càng làm cho tình trạng bệnh sẽ nặng hơn và nguy cơ tử vong cao hơn.