Giai đoạn phát triển của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não là một bệnh lý vô cùng phức tạp và nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đặc biệt đối với người lớn tuổi. Cùng tìm hiểu diễn biến và cách điều trị tai biến mạch máu não nhé

Tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm

Tai biến mạch máu não còn được biết đến với cái tên Đột quỵ, hiểu đơn giản thì đây là chứng bệnh xảy ra khi lượng máu lưu thông lên não bị ngưng đột ngột khiến các mạch máu não bị vỡ hoặc tắc. Căn bệnh này nguy hiểm đến mức được xếp vào top 3 bệnh gây tử vong hàng đầu cho người mắc phải, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. 

Sở dĩ bệnh nguy hiểm bởi những cơn đột quỵ thường xảy ra bất ngờ, đột ngột, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê sâu, thậm chí gây tử vong. Dù được phát hiện và cấp cứu sớm nhưng vẫn có rất nhiều trường hợp để lại những biến chứng nặng nề, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của bản thân và gia đình người bệnh.

Cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời nhé!

Tiến trình phát triển của tai biến mạch máu não

Bệnh tai biến mạch máu não bao gồm 2 giai đoạn phát triển đó là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát. 

Giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn khởi phát, triệu chứng bệnh của người bệnh không rõ ràng và cũng không quá nghiêm trọng, bởi vậy rất dễ bị bỏ qua. Một số trường hợp bệnh nhân sẽ có biểu hiện bất thường như chóng mặt, hoa mắt, đột ngột ngã gục dẫn đến hôn mê sâu. Tuy nhiên đây chỉ là số ít, phần nhiều ở giai đoạn này người bệnh thường không xuất hiện các biểu hiện như vậy.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ tai biến mà mỗi người sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bởi vậy nếu muốn nhận biết và phát hiện kịp thời bệnh, cần để ý theo dõi các dấu hiệu thường gặp sau đây:

– Đột ngột chóng mặt, hoa mắt, đau đầu không rõ nguyên nhân.

– Cảm thấy một bên mặt nặng nề, má nặng hơn và bị xệ xuống.

– Tê một bên cánh tay và một bên chân hoặc bị mất cảm giác, buông thõng.

– Mắt bị mờ dần một hoặc cả 2 bên, thị lực giảm sút và xuất hiện ù tai.

– Miệng hơi méo, khó khăn trong việc nói chuyện và không thể kiểm soát được lời nói.

Giai đoạn toàn phát 

Bước sang giai đoạn toàn phát, các triệu chứng của bệnh sẽ rõ ràng hơn và xuất hiện những hội chứng phổ biến như: rối loạn hệ thần kinh, hội chứng màng não. Tình trạng này sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như hôn mê sâu, liệt nửa người hay rối loạn thực vật.

Khi bị tai biến, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu và nặng. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như mặt tái nhợt, mất phản xạ giác mạc, khó nuốt nước bọt, thở to và gấp, mất kiểm soát trong việc đại tiểu tiện, cơ thể bất động.

Cẩn trọng khi gặp phải những triệu chứng nguy hiểm như: 

– Nhịp thở và nhịp tim bị rối loạn

– Tăng tiết động mạch và phế quản, dẫn đến hiện tượng ứ đọng đờm, dãi.

– Nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột.

– Da mặt chuyển từ xanh sang tím.

– Tăng tiết phế quản, dẫn đến hiện tượng ứ đọng đờm, dãi.

Giai đoạn này vô cùng nghiêm trọng, là giai đoạn dễ gây tử vong cho người bệnh, nhất là trong những giờ đầu hoặc cuối của tuần điều trị đầu tiên. Những trường hợp được điều trị kịp thời có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ để lại di chứng suốt đời như chứng đau đầu, rối loạn tâm thần… Đặc biệt những cơn tai biến có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Phải làm gì khi bệnh nhân bị tai biến

Khi có người thân hoặc vô tình gặp phải người bị tai biến mạch máu não, cần thực hiện những điều sau đây:

– Ngay lập tức gọi xe cấp cứu để được tư vấn cách sơ cứu cần thiết, đúng cách. Nên quan sát người bệnh liên tục và thông báo tình trạng với bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo, hãy để người bệnh nằm yên tĩnh, không nên vây quanh người bệnh vì có thể gây khó thở và thiếu oxy, không gây ồn ào và chờ xe cấp cứu đến. Còn khi bệnh nhân đã hôn mê, Nên xem xét hơi thở của người bệnh để hô hấp nhân tạo kịp thời nếu người bệnh ngưng thở. 

– Nghiêm cấm cho người bệnh uống thuốc hoặc uống nước hay ăn bất cứ thứ gì khi bệnh nhân còn đang tỉnh táo. Bởi lúc này, đường thở của người bệnh đang suy yếu, việc ăn uống sẽ dẫn đến khó thở và có thể gây tử vong.

– Nên đặt người bệnh ở tư thế an toàn đó là nằm nghiêng để giúp bảo vệ đường thở, hô hấp dễ dàng hơn, giúp người bệnh tránh khỏi tình trạng hít phải những chất nôn vào trong phổi, gây tắc đường thở và suy hô hấp nặng khi bị nôn.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não

Để phòng ngừa tốt bệnh tai biến mạch máu não, nên tham khảo và áp dụng một số biện pháp sau đây:

– Nên khám định kỳ thường xuyên để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý nguy cơ như căng thẳng thần kinh, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…

– Không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như mệt mỏi, đau đầu,  chóng mặt mà không rõ lý do cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra kịp thời.

– Nếu đã từng mắc tai biến một lần, cần cẩn trọng trong mọi hoạt động bởi tai biến rất dễ tái phát. 

– Bệnh nhân nên kết hợp điều trị giữa dùng thuốc và vận động nhẹ nhàng cùng với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế các thực phẩm nhiều đường, muối, chất béo,… để giảm áp lực cho cơ thể.

>>> Xem thêm: Thoái hóa cột sống nên kiêng ăn gì?