Điều trị thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là một căn bệnh khá thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy việc điều trị thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không, cùng tìm hiểu nhé!

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khái niệm của bệnh

Đĩa đệm là phần có một lớp vỏ bao bọc xung quanh, ở giữa là nhân nhầy, nằm giữa các đốt sống. Đĩa đệm là một bộ phận có chức năng chống chịu áp lực do cột sống đè lên, làm giảm sự đè nén và tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp vô cùng phổ biến hiện nay. Bệnh xảy ra khi phần nhân nhầy trong đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm bao gồm các dạng chính: thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm mất nước. Căn bệnh này gây nên tình trạng tê nhức và những cơn đau lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, đau vùng cổ rồi tiếp tục lan xuống vai, cánh tay… Căn bệnh lúc đầu có thể khiến bệnh nhân đau âm ỉ nhưng càng về sau cơn đau sẽ tới dồn dập và dữ dội hơn.

Triệu chứng bệnh

Thoát vị đĩa đệm khiến bệnh nhân cảm giác đau nhức khó chịu nhưng đó chỉ là một phần nhỏ để xác định căn bệnh. Ngoài thấy những cơn đau khó chịu thì căn bệnh còn khiến bệnh nhân:

– Cơn đau vùng cổ, và phần lưng khởi phát một cách đột ngột, lúc đầu âm ỉ rồi dần dữ dội. Nhất là sau khi hoạt động mạnh thì cơn đau càng nổi trội, nhưng sau khi nghỉ ngơi thì giảm ngay.

– Người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm thường bị hạn chế các cử động như xoay, cúi, gập cổ hoặc nghiêng người. Đặc biệt sau khi thức dậy vào buổi sáng thì bệnh nhân thường bị cơ cứng vùng cổ, thắt lưng.

– Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm, khối thoát vị sẽ chèn ép dây thần kinh gây tê cứng vùng cổ xuống cánh tay, thắt lưng xuống mông đùi và 2 chân.

– Tổn thương rễ thần kinh: Dây thần kinh bị chèn ép khiến tổn thương, cơ thể mất khả năng phân biệt được nóng/lạnh, người bệnh thoát vị gặp vấn đề về phản xạ bàn chân, cánh tay, chậm dần, nhiệt độ da giảm…

– Bệnh nhân bị mất kiểm soát đại tiểu tiện. Dây thần kinh điều khiển truyền từ não đến ruột, bàng quang bị chèn ép do thoát vị khiến người bệnh tiểu són, tiểu bí, đại tiện không tự chủ.

– Ngoài ra nhiều bệnh nhân còn cảm thấy cơ thể sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân, mất ngủ,…

Hậu quả của căn bệnh vô cùng nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nhưng để biết thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không thì cùng tìm hiểu các giai đoạn bệnh nhé!

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thông thường, thoát vị đĩa đệm phát triển theo 4 giai đoạn:

– Phình đĩa đệm: Lúc đầu,bao xơ bên ngoài đĩa đệm vẫn hoạt động bình thường nhưng phần nhân nhầy trong đĩa đệm phình lồi biến dạng, đĩa đệm bắt đầu có dấu hiệu tổn thương, .

– Lồi đĩa đệm: Khi phần nhân phồng và lồi quá to, chúng có dấu hiệu thoát ra khỏi bao xơ bên ngoài khiến bao xơ có dấu hiệu nứt vỡ.

– Khởi phát bệnh: Khi phần nhân chèn ép phá vỡ hoàn toàn bao xơ, nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài khiến dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép vào.

– Tình trạng bệnh có mảnh rời: Lúc này, phần nhân nhầy đã hoàn toàn tách biệt với bao xơ hình thành khối riêng biệt và biến dạng so với ban đầu khiên bao xơ tổn thương nặng nề, rách nhiều phía.

Trên thực tế, bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh cụ thể ở từng người. Nếu phát hiện bệnh khi bệnh mới ở giai đoạn khởi phát thì hoàn toàn không nguy hiểm và có thể điều trị được. Nhưng nếu để bệnh tiếp tục diễn biến nặng và kéo dài nhiều năm trở thành mãn tính thì tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm hơn dẫn tới nhiều biến chứng nặng nề và hiệu quả can thiệp sẽ thấp hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Điều trị thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có, nếu không được chữa trị thì sẽ rất nguy hiểm. Nhưng nếu chữa trị sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nếu được điều trị đúng phương pháp. Nếu muốn điều trị tận gốc căn bệnh thìphải đi từ căn nguyên gây bệnh, tuyệt đối kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của các sĩ từ việc sử dụng thuốc, vận động đến việc kết hợp ăn uống hợp lý.

Không nên chủ quan đối với cơn đau của cơ thể, khi có những dấu hiệu tê bì, đau, yếu cơ, bí tiểu, són tiểu hoặc mất cảm giác tại hậu môn, bắp đùi, bệnh nhân nên đi thăm khám tại Phòng khám chuyên khoa Tâm An để được điều trị kịp thời. 

Có rất nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm như Tây y thì dùng thuốc tân dược, đông y lại áp dụng thuốc dân gian kết hợp cùng vật lý trị liệu và châm cứu… Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, tuy nhiên điều trị bằng đông Y được đánh giá cao về việc trị tận gốc căn bệnh mà không để lại di chứng.

Một vài biện pháp vật lý trị liệu đẩy lùi những cơn đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra được sử dụng phổ biến hiện nay, đó là:

– Châm cứu

– Các bài tập yoga

– Massage, bấm huyệt

– Nắn chỉnh cột sống, kéo giãn cột sống

Liên hệ với Tâm An để được tư vấn về phác đồ điều trị căn bệnh nhé!

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?