Điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp bấm huyệt

Đau thần kinh tọa là loại bệnh thường gặp ở tuổi từ 30 trở đi. Vậy cách điều trị đau thần kinh tọa ra sao, cùng Tâm An tìm hiểu nhé!

Tại sao phải điều trị đau thần kinh tọa?

Bệnh đau thần kinh tọa tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh kéo dài từ thắt lưng cho đến ngón chân, là dây thần kinh dài nhất của cơ thể. Dây thần kinh tọa có chức năng là chi phối cảm giác, vận động và dinh dưỡng.

 

 

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau sẽ bắt đầu từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá chân và xuống tận các ngón chân.Các cơn đau thường khác nhau, có lúc đau nhẹ, lúc lại đau nhức dữ dội. Nhiều khi người bệnh chỉ cảm thấy như bị điện giật. Các cơn đau thường nặng hơn khi bạn hắt hơi, ho và ngồi lâu một chỗ.

Triệu chứng đau ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày và vận động của người bệnh.

Độ tuổi từ 30 là độ tuổi dễ mắc bệnh này nhất do những hoạt động thường ngày quá nặng hay việc mang vác, xoay người thường xuyên và đột ngột dẫn đến đĩa đệm cột sống bị thoát vị và đè lên dây thần kinh tọa. Ngoài ra bệnh còn xảy ra do chấn thương, tổn thương thân cột sống, viêm đĩa vị cột sống, sưng dây thần kinh tọa,…

Cần điều trị đau thần kinh tọa càng sớm càng tốt

Không nên khinh thường bất kỳ cơn đau nào của cơ thể bởi mỗi cơn đau đều là điềm báo của các loại bệnh. Đau thần kinh tọa nhìn có vẻ không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. 

Những cơn đau ảnh hưởng trực tiếp và khá nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, làm việc và vận động của họ. Không thể làm việc hiệu quả nếu cứ đau nhức cơ thể kéo dài như vậy.

Không nên xem nhẹ căn bệnh này bởi có nhiều trường hợp đau thần kinh tọa gây tổn thương và làm thay đổi ruột, bàng quang, cần phải phẫu thuật để cải thiện. Đau thần kinh tọa tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không chữa trị, bệnh kéo dài có thể dẫn đến tàn phế. Vì thế, phát hiện và điều trị đau thần kinh tọa sớm là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ chính mình.

>> Xem thêm: Biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm

Điều trị đau thần kinh tọa bằng phương pháp bấm huyệt

Hầu hết những trường hợp có dây thần kinh tọa bị tổn thương và đau nhức đều được được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị. Ngoài việc sử dụng thuốc thì xoa bóp (hay mát xa) là một cách giảm đau thần kinh tọa hiệu quả và an toàn. 

Lực tác động từ bàn tay có khả năng kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, thư giãn các cơ xương và dây chằng. Đồng thời hỗ trợ giải nén dây thần kinh bị chèn ép và giảm đau nhức.

Ngoài ra, việc xoa bóp, bấm huyệt đúng cách còn giúp người bệnh tăng cường sức cơ, cải thiện tình trạng co cứng, tê yếu ở vùng lưng, mông và chi dưới, tăng khả năng vận động cho bệnh nhân.

 

Việc bấm huyệt có những tác dụng nhất định sau

– Làm dịu các cơ bị căng ngay sau lần bấm huyệt đầu tiên, từ đó giúp giảm áp lực lên dây thần kinh tọa

– Tăng ngưỡng chịu đau của bạn bằng cách kích thích giải phóng endorphin, tăng khoái cảm, mang lại cảm giác hạnh phúc, đồng thời còn có tác dụng giảm đau.

Tự điều trị đau thần kinh tọa tại nhà

Ngoài việc phải đến khám tại phòng khám chuyên khoa thì việc kết hợp chế độ luyện tập, ăn uống tại nhà cũng là cách điều trị đau thần kinh tọa

– Duy trì vận động và luyện luyện, tránh ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ và không nên nằm bất động trên giường suốt 48 tiếng đồng. 

– Trong thời gian điều trị, người bệnh có thể áp dụng một số bài tập đơn giản để cải thiện cơn đau, kích thích lưu thông máu.

– Áp dụng biện pháp chườm nóng khi bị đau, có tác dụng giảm đau nhanh nhất, kích thích lưu thông máu,, tăng khả năng vận động, thư giãn khớp xương, cơ và dây thần kinh hông cho người bệnh, phòng ngừa và giảm viêm, sưng ở các khớp.

– Tắm nước ấm mỗi ngày giúp người bệnh thư giãn gân, cơ và dây thần kinh, tăng lưu thông máu, giảm cứng khớp và hạn chế đau nhức, cải thiện cơn đau do tổn thương dây thần kinh tọa. 

– Ngoài chườm nóng thì khi đau có thể chườm lạnh để làm tê, giảm đau, phòng ngừa và giảm viêm sưng.

– Theo các chuyên gia, người bị đau dây thần kinh tọa nên ngủ đúng tư thế để giảm đau, cụ thể là duy trì tư thế nằm ngửa kết hợp với nằm nghiêng khi ngủ để hạn chế đau tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

 

 

Lưu ý tránh lạm dụng các biện pháp này như phương pháp điều trị chính, có thể áp dụng song song như biện pháp hỗ trợ giảm đau. Khi có dấu hiệu của bệnh thì hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa Tâm An để được khám và chữa bệnh kịp thời, tránh để bệnh biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe và cuộc sống sau này.

Liên hệ với Tâm An để được chăm sóc và điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề giỏi, dày dạn kinh nghiệm nhé!