Cần làm gì để hạn chế di chứng sau tai biến mạch máu não

Di chứng sau tai biến mạch máu não để lại hậu quả vô cùng nặng nề và việc chữa trị vô cùng khó khăn. Dó đó cần điều trị tốt căn bệnh tai biến để không để lại hậu quả nghiêm trọng.

Di chứng sau tai biến mạch máu não có nguy hại không?

Trước khi tìm hiểu di chứng  sau tai biến mạch máu não thì các bạn nên biết rõ về tình trạng tai biến. Căn bệnh tai biến thường được nhiều người biết đến với cái tên đột quỵ. Đây là tình trạng dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn đột ngột khiến não thiếu oxy và chất dinh dưỡng, dẫn tới cái chết đột ngột của các tế bào não. Chính vì diễn ra nhanh chóng nên nếu không được cứu chữa kịp thời thì sẽ để lại những di chứng nặng nề, trường hợp xấu nhất là tử vong.

Tùy theo tình trạng máu lên não mà có thể chia căn bệnh này thành 3 loại:

– Tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ: Đây là tình trạng phổ biến nhất, chiếm tới 87% số ca mắc bởi nguyên nhân gây nên cũng rất đơn giản. Đó là tuổi tác cao khiến các cơ quan bị thoái hóa, máu không vận chuyển kịp lên não, động mạch tắc nghẽn khiến máu không lưu thông khiến não thiếu oxy,…

– Xuất huyết não gây ra tai biến: Có thể do tai nạn hoặc va đập xảy ra khiến động mạch bị sưng và phình to nên vỡ ra gây xuất huyết. Hoặc do sự dị dạng của hệ thống mạch máu não xảy ra ở trong não hoặc giữa não với hộp sọ.

– Cơn thiếu máu não thoáng qua: Nghe có vẻ khó hiểu, thực tế có thể coi đây là cơn đột quỵ nhỏ. Tình trạng này xuất hiện khi sự lưu thông máu đến một phần của não không đủ trong một khoảng thời gian nhất định. 

Nhiều người vẫn coi thường những cơn choáng váng, đó rất có thể là đột quỵ nhỏ, dù ít để lại biến chứng nghiêm trọng và não sẽ hoạt động bình thường trở lại khi nhận đủ lượng máu cung cấp nhưng cũng rất dễ phát triển thành cơn chấn động lớn, di chứng của căn bệnh này để lại vô cùng nặng nề. Bởi vậy nếu có bất kỳ triệu chứng nào thì nên liên hệ với phòng khám chuyên khoa Tâm An để được khám và chữa bệnh kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Di chứng sau tai biến mạch máu não ảnh hưởng tới người bệnh thế nào?

Căn bệnh tai biến để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm, nhất là đối với những người cao tuổi. Cùng tìm hiểu những di chứng sau tai biến mạch máu não nhé:

– Liệt: Ảnh hưởng nặng nề có thể kể đến đầu tiên là người bệnh bị liệt một số bộ phận trên cơ thể như tay hay chân hoặc nghiêm trọng hơn là liệt nửa người.

– Nhai nuốt khó khăn, không nói thành lời: Tai biến mạch máu não khiến các cơ của bệnh nhân bị cứng, khó tự điều khiển được các bộ phận trên cơ thể. Người bệnh thường bị méo miệng, khó ăn uống và khó giao tiếp, thậm chí là không thể nói được. Điều này khiến tinh thần bệnh nhân rất kém, ảnh hưởng tới việc cải thiện tình trạng bệnh.

– Rối loạn nhận thức: Bởi não bị tổn thương nên biến chứng nặng nề nhất của căn bệnh tai biến là khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc lý luận, suy nghĩ, phán đoán chậm chạp, suy giảm trí nhớ, hay quên hoặc thậm chí mất trí nhớ.

– Rối loạn cảm xúc: Bởi gặp tình trạng khó cử động, liệt, không thể tự ăn uống hay đi tiểu tiện khiến tâm trạng của bệnh nhân tai biến mạch máu não phẫn uất, buồn bực, dẫn đến trầm cảm.

– Đau: Đây là tình trạng diễn ra thường xuyên, thường xuất hiện ở các bộ phận bị ảnh hưởng bởi tai biến mạch máu não.

Cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não

Ngoài việc đến phòng khám đa khoa Tâm An để được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm tiến hành khám và điều trị bằng phác đồ chuyên nghiệp thì bệnh nhân có thể kết hợp với tập luyện đơn giản để cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu não.

– Bài tập dành cho chân: Ngồi thẳng trên ghế, tiến hành đưa chân trái lên song song với sàn nhà rồi từ từ hạ xuống một cách thật nhẹ nhàng. Thực hiện y như vậy với chân phải và tuần tự lặp đi lặp lại với 2 chân như vậy với 10 lần mỗi bên.

– Xoay người: Ngồi thẳng trên ghế hoặc trên giường, đặt tay trái vào phía bên ngoài đùi phải sau đó nhẹ nhàng xoay người nhẹ sang phải, trở lại tư thế bình thường và làm tương tự với bên trái, mỗi bên 15 lần.

– Bài tập co gối: Nằm ngửa trên giường, duỗi 2 chân thẳng. Từ từ co chân trái lên, dùng 2 tay giữ đầu gối và kéo chân trái về phía ngực, giữ như thế từ 5-10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, làm tương tự với chân phải. Mỗi chân tập động tác này từ 10-15 lần

– Bài tập vai: Nếu tay bị liệt hay vận động khó khăn, hãy đặt một chai nước hoặc bất kỳ vật nào đó trên bàn, cố gắng duỗi thẳng hết mức cánh tay bên tay liệt để với lấy chai nước. Thực hiện động tác 5 lần, mỗi lần để chai nước cách xa thêm một chút.

– Bài tập cổ tay: Cầm một chai nước bên tay liệt, sử dụng cổ tay nâng lên và hạ xuống chai nước, lặp lại động tác này 10 lần.

>>> Xem thêm: Điều trị rối loạn tiền đình bằng đông y hiệu quả