các mẹo điều trị chắp lẹo theo Đông Y mà bạn nên biết

Điều trị chắp lẹo Đông Y tại Phòng khám chuyên khoa Tâm An hiện đang được các bệnh nhân rất quan tâm, cùng tìm hiểu nhé!

Những triệu chứng cần điều trị chắp lẹo

Lẹo và chắp đều là những “khối u” nổi lên trên, ngay bờ mi mắt. Trong một số trường hợp, khó để phân biệt rõ giữa 2 loại này. Chắp được tạo thành do sự tắc nghẽn các ống tuyến tiết nhờn (tuyến Meibomian) của mi mắt. Chắp thường xuất hiện ở xa bờ mi hơn lẹo, nổi to hơn và không gây đau. Bản chất của chắp không liên quan đến sự nhiễm trùng và cũng không phải là ung thư.

Lẹo được tạo thành do sự nhiễm trùng ở các nang lông mi nên thường xuất hiện gần bờ mi, đỏ và đau. Khi lẹo nổi ở bên dưới mi mắt, xa phần bờ mi thì được gọi là lẹo trong. Trong vài trường hợp lẹo không điều trị khỏi sẽ chèn vào các ống tuyến của mi mắt và dẫn tới hình thành chắp. Chắp cũng có thể có tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Bạn cần phải điều trị chắp lẹo khi có những biểu hiện sau:

– Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhờn của mi mắt: nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Khi lật mi, có thể nhìn thấy được lẹo. Trong vài trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

– Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ cứng giống như hạt đậu.

– Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt. 

– Chắp nằm ở trong đĩa sụn và thường ở mặt trong của mi mắt; khi lật mi, bác sĩ có thể nhìn thấy được chắp, thậm chí là nhìn thấy đầu mủ trắng của chắp.

Nhiều trường hợp đa chắp, nghĩa là có rất nhiều đầu chắp trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Đối tượng cần điều trị chắp lẹo

Bất kì ai cũng có thể bị chắp hoặc lẹo, nhưng đặc biệt nếu bạn có tình trạng viêm bờ mi thì bạn sẽ dễ bị hơn, cần cân nhắc để điều trị chắp lẹo

Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ khác như:

– Trước đây đã từng bị chắp hoặc lẹo

– Có những bệnh toàn thân khác, chẳng hạn như đái tháo đường

– Cơ địa có mụn trứng cá đỏ hay viêm da tiết bã

– Dùng mỹ phẩm cũ hoặc nhiễm bẩn tại vùng mắt

– Thường xuyên không tẩy trang sạch vùng mắt

Những mẹo điều trị chắp lẹo theo Đông Y

Có nhiều cách để điều trị chắp lẹo Đông Y như:

Thích huyết huyệt phế du

Từ đốt sống lưng thứ 3 đo ngang ra hai bên, mỗi bên 1,5 thốn. Đó là huyệt Phế du, sát trùng rồi dùng kim chích nặn máu huyệt bên bệnh

Thích huyết huyệt thâu châm (Chích lể nặn máu huyệt thâu châm)

Người bệnh ngồi ngay lưng, vắt tay ngược với bên mắt bệnh (mắt trái bệnh thì vắt tay phải) qua vai bên kia, khuỷu tay sát vào cằm, các ngón tay ép sát vào nhau, đưa hết sức ra sau lưng, đầu ngón tay giữa chạm vào cột sống ở chỗ nào thì đó là huyệt để châm (khoảng đốt sống lưng 3-6). Thầy thuốc dùng tay vuốt dọc vai gáy lưng tới điểm để châm, đến khi da đỏ ửng, sát trùng rồi dùng kim to chích nông nặn máu.

Một cách khác: cũng vắt tay qua vai, ra sau lưng, đầu ngón tay giữa chạm cột sống đến đâu thì đánh dấu điểm đó. Từ điểm này kẻ một đường thẳng ngang vuông góc với cột sống. Một đường thẳng thứ hai từ huyệt kiên tỉnh (giữa vai và gáy) kẻ dọc xuống song song với cột sống. Hai đường thẳng này giao nhau ở đâu thì đó là huyệt.

Điều trị chắp lẹo đông y theo phương pháp châm cứu

Theo y học cổ truyền “kinh lạc sở quá chủ trị sở cập” (kinh lạc đi qua đâu thì trị bệnh ở đó) hay “tuần kinh thủ huyệt” (theo kinh mà lấy huyệt), kinh Bàng quang có đường đi liên hệ với mắt, huyệt Phế du lại thuộc kinh Bàng quang nên có thể điều trị được bệnh ở mắt. 

Ngoài ra theo thuyết Lục kinh, Bàng quang kinh còn gọi là Thái dương kinh là kinh đầu tiên chống đỡ với ngoại tà; và theo thuyết Tạng phủ, Phế chủ bì phú ứng với bệnh da ở mi mắt, cũng là tạng có phản ứng với ngoại tà trước tiên. Một số trường hợp bệnh nhân bị chắp, lẹo có tăng cảm giác đau hoặc thay đổi màu da tại vùng huyệt này (được gọi là “A thị huyệt”).

– Chích nặn máu các huyệt Phế du, Thâu châm, Nhĩ tiêm, Toản trúc… tùy mức độ và giai đoạn mà chọn chích 1 hay nhiều huyệt. Có tác dụng tốt khi chớm bị, hiệu quả nhanh, không đau không phải dung thuốc tê, không uống kháng sinh như khi chích tại chỗ bờ mi sưng.

– Kinh nghiệm dân gian có thể cho uống rau diếp cá, cũng giúp mát gan thải độc. Chườm ấm, lăn trứng gà, đắp túi lọc trà khi chớm bị..

– Uống các bài thuốc cổ phương hay nghiệm phương giúp điều hòa can tỳ, thanh can minh mục mà không cần sử dụng tới kháng sinh.

– Chế độ ăn uống cần giảm đồ ngọt béo, đồ cay nóng, nướng xào rán, bia rượu, trẻ nhỏ nên giảm sữa, thức ăn nhanh. Ăn đồ lỏng, loãng dễ tiêu để hỗ trợ nhanh khỏi Chắp lẹo và hạn chế tái phát.

>>> Xem thêm: Điều trị đau cổ vai gáy tại Hà Nội hiệu quả