Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này kiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là nguyên nhân chính gây nên chắp/lẹo mắt và phác đồ điều trị chắp lẹo mà ai cũng cần biết.
Phân biệt chắp mắt và lẹo mắt
– Chắp là gì?
Chắp là do sưng dạng u hạt mạn tính của một tuyến mebomius thường diễn ra sau khi tuyến này bị viêm. Chắp có nhiều dạng, gồm chắp bên trong và chắp bên ngoài. Chắp bên ngoài là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu. Chắp bên trong thường kín đáo, nằm ở mặt trong của mi mắt.
- Triệu chứng: sưng, đau, đỏ, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt; sau vài ngày chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ, xám dưới kết mạc. Diễn biến thường tự khỏi sau vài tháng.
– Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Khi lẹo mới mọc, mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau, tiếp đó ở chỗ đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, sau 3-4 ngày lẹo mưng mủ và vỡ. Lẹo rất hay tái phát, lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.
- Triệu chứng: đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng; chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ, hết đau. Lẹo trong diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.
+Các dạng lẹo:
– Lẹo bên ngoài: là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.
– Lẹo bên trong: thường kín đáo hơn, nằm ở mặt trong của mi mắt, tức là phần kết mạc của mi, khi lật mi ra chúng ta có thể nhìn thấy được, trong một số trường hợp còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.
– Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.
Nguyên nhân gây ra chắp và lẹo
Nguyên nhân chính gây nên chắp/lẹo như sau:
– Lẹo hình thành từ sự nhiễm trùng ở vùng chân lông mi. Do có vị trí xuất hiện đặc trưng như thế nên còn gọi là lẹo ngoài. Lẹo còn có thể xuất hiện phía trong hoặc bên dưới mi mắt nếu một trong các ống tuyến nhờn bị nhiễm trùng. Lẹo còn có thể được gây ra từ sự viêm nhiễm lan rộng từ tình trạng viêm bờ mi sẵn có.
– Chắp được tạo nên từ sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt nên không gây đau. Nếu lẹo trong được thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn thì nó có thể chèn ép các tuyến và tạo nên chắp.
Điều trị chắp lẹo bằng YHCT tại Tâm An
Đừng chủ quan! Chắp, lẹo thường tái đi tái lại nhiều lần với biểu hiện cộm hoặc ngứa mí mắt, bờ mi mắt sưng đỏ, sau vài hôm có thể thành mủ, nếu không được điều trị chắp lẹo mắt kịp thời sẽ vỡ mủ và để lại sẹo xấu.
Hiện nay, với phương pháp điều trị bằng Tây y, những người có cùng chứng bệnh thường sẽ được sử dụng chung các loại thuốc, chỉ khác về liều lượng, thời gian sử dụng. Hơn nữa, các loại thuốc này còn chú trọng việc giải quyết triệu chứng, nhờ đó thu về hiệu quả nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, chính vì chú trọng nhiều tới triệu chứng mà quên đi căn nguyên gây bệnh. Nếu điều trị bệnh chú trọng vào triệu chứng, không theo từng thể trạng, cơ địa của mỗi người thì bệnh sẽ tái phát; triệu chứng sẽ có dấu hiệu nặng hơn lần trước. Trên thực tế, muốn điều trị bệnh dứt điểm thì cần phải tác động và đúng nguyên nhân, đồng thời khắc phục song song triệu chứng bệnh.
Hiểu được điều đó, các Y Bác sĩ tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An đã nghiên cứu và cân nhắc phương pháp điều trị bệnh bằng YHCT một cách toàn diện, phù hợp với cơ địa, thể trạng bệnh nhân.
Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.
Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.
Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Cách ngăn ngừa lẹo trên mí mắt
1, Không đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.
2, Bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách đeo kính an toàn mỗi khi đi đường, đặc biệt khi làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ. Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.
3, Nếu bạn là người thường xuyên trang điểm, cần tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày. Thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.
4, Khi thấy mắt bị lộm cộm hay khó chịu hoặc cảm giác có tình trạng viêm hoặc nhiễm khuẩn mí mắt, thì cần đi khám bác sỹ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
5, Rửa tay thường xuyên và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với một mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.
>> Xem thêm: Điều trị chắp lẹo bằng đông y