Điều trị rối loạn tiền đình không dùng thuốc có thực sự hiệu quả?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

 

Rối loạn tiền đình là gì? / Có cách chữa khỏi không?

 

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai, có nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh rất hay tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

 

Rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không? | Vinmec

 

Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình

Thông thường, đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Những đối tượng dễ mắc bệnh bao gồm:

 

1. Người cao tuổi
Như chúng ta thường biết, người cao tuổi bị đau tiền đình chiếm tỷ lệ khá cao, do con người đến độ tuổi bắt đầu bị lão hóa cơ thể, một số cơ quan bị suy giảm chức năng.

Một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn đau tiền đình. Những người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn ở hệ thống tiền đình chiếm khoảng 50%. Khoảng gần 8 triệu người Mỹ trưởng thành mắc bệnh mãn tính. Nguy hiểm hơn khi từ những năm 70 trở lại đây, hơn một ½ số ca tử vong do tai nạn ở người già là do các vấn đề liên quan đến, ngã do chóng mặt và mất cân bằng cân bằng.

Ở Việt Nam thực trạng này cũng diễn ra tương tự, số người mắc hội chứng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

 

2. Người làm việc trong môi trường căng thẳng
Môi trường làm việc áp lực cao, thường xuyên căng thẳng hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học cũng tiềm ẩn nguy cơ cao.

Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn Hormone Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8 khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn. Do đó tỷ lệ mắc bệnh ở dân văn phòng, người lao động trí óc… ngày càng gia tăng.

 

PHƯƠNG PHÁP CHỮA RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH BẰNG ĐÔNG Y

>> Xem thêm: Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình

 

3. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường bị ốm nghén dẫn đến chán ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây thiếu máu lên não khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng. Đồng thời yếu tố tâm sinh lý thay đổi, lo lắng, mệt mỏi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình, dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai. Việc điều trị khi đang mang thai bắt buộc phải theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.

 

Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình

Bệnh gồm 2 dạng với các biểu hiện đặc trưng khác nhau:

 

1. Rối loạn tiền đình ngoại biên
Chiếm tới 90 – 95% bệnh nhân, rối loạn tiền đình ngoại biên có biểu hiện đặc trưng là các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được và thay đổi từ nằm sang ngồi được.

Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung… Tình trạng này hay xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi lâu trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính sẽ khiến vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền.

 

2. Rối loạn tiền đình trung ương
Rối loạn chức năng tiền đình trung ương rất thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Tình trạng này là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch…

Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu thường nhẹ như mất ngủ, người mệt mỏi nên bệnh nhân thường không chú ý. Tuy nhiên, thời gian sau khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bị bệnh sẽ thấy đi đứng không vững, choáng váng khi thay đổi tư thế, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng…

Kết quả thăm dò cho thấy:

  • 80% người bệnh có tâm lý chủ quan, coi nhẹ bệnh khi thấy xuất hiện một số triệu chứng nghi ngờ bị tiền đình, không đi khám và điều trị ngay
  • 77% người được hỏi cho biết không hiểu rõ về bệnh, thường nhầm lẫn với chứng bệnh thiểu năng tuần hoàn não
  • 58% người bệnh tự chẩn đoán bệnh cho mình, hoặc nghe người khác chẩn đoán theo kinh nghiệm chứ không đến bệnh viện để được khám và kiểm tra cận lâm sàng.
    >> Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng về việc hiểu và nắm rõ các dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.

Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình theo Đông y không dùng thuốc

 

Nếu nhận thấy các biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xác định tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình thích hợp, kịp thời.

 

Điều trị rối loạn tiền đình theo phác đồ

 

Hiện nay, với phương pháp điều trị bằng Tây y, những người có cùng chứng bệnh thường sẽ được sử dụng chung các loại thuốc, chỉ khác về liều lượng, thời gian sử dụng. Hơn nữa, các loại thuốc này còn chú trọng việc giải quyết triệu chứng, nhờ đó thu về hiệu quả nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, chính vì chú trọng nhiều tới triệu chứng mà quên đi căn nguyên gây bệnh. Nếu điều trị bệnh chú trọng vào triệu chứng, không theo từng thể trạng, cơ địa của mỗi người thì bệnh sẽ tái phát; triệu chứng sẽ có dấu hiệu nặng hơn lần trước. Trên thực tế, muốn điều trị bệnh dứt điểm thì cần phải tác động và đúng nguyên nhân, đồng thời khắc phục song song triệu chứng bệnh.

Hiểu được điều đó, các Y Bác sĩ tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An đã nghiên cứu và cân nhắc phương pháp điều trị bệnh bằng YHCT một cách toàn diện, phù hợp với cơ địa, thể trạng bệnh nhân.

Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.

Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.

Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, bác sĩ phụ trách chuyên môn là Thạc sỹ – Bác sỹ Y học cổ truyền, Bác sỹ chuyên khoa nội Trần Phương Thủy; Tâm An đã và đang điều trị hiệu quả cho rất nhiều bệnh nhân, tình trạng bệnh được thuyên giảm rõ rệt ngay sau liệu trình điều trị đầu tiên.