Ở Việt Nam, thoái hóa khớp gối đang chiếm 10,41% trong các bệnh về cơ xương khớp; sau tuổi 45, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh này cao hơn nam giới khoảng 1,5 đến 2 lần. Vậy tại sao phụ nữ lại dễ dàng mắc bệnh thoái hóa khớp gối? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối là bệnh gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương ở sụn khớp. Khi chịu tác động của các tác nhân, lớp sụn này dễ bị bào mòn, bong tróc trở nên xù xì, khiến hai đầu xương lộ ra cọ xát với nhau gây nên các hiện tượng đau nhức, viêm nhiễm cho người bệnh.
>>> Xem ngay: Các biến chứng của thoái hóa khớp gối nguy hiểm như thế nào?
Tại sao phụ nữ lại bị thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới?
Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao gấp 2 lần so với nam giới mà đa phần ở phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh.
Diễn biến của bệnh thoái hóa khớp gối tỉ lệ thuận với tuổi tác. Cùng với những tác động từ bên ngoài khiến cho 2 đầu xương của khớp gối bị bào mòn, dịch khớp tiết ra ít làm cho khớp bị khô, dễ biến dạng và bị phá hủy nghiêm trọng. Bên cạnh đó giới tính cũng là yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
Phụ nữ ở tuổi trung niên trở thành nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao:
Do đặc trưng cấu tạo cơ thể của người phụ nữ
Phụ nữ có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nam giới nên rất dễ bị tổn thương khi vận động. Trong cấu trúc khớp ở phụ nữ có khe liên lồi cầu hẹp hơn, khiến dây chằng chéo trước rất dễ bị cấn vào rãnh liên lồi cầu mà gây hiện tượng giãn hoặc đứt dây chằng.
Đồng thời, phần hông của phụ nữ thường rộng hơn nam giới. Nhiều chuyên gia tin rằng hông rộng có thể gây thêm căng thẳng ở bên trong đầu gối, dẫn đến thoái hóa khớp.
Thực hiện thiên chức làm mẹ
Để sinh hạ được một đứa con, người mẹ phải hi sinh rất nhiều thứ, đặc biệt là sức khỏe của mình. Nhiều nghiên cứu cho rằng, mỗi lần sinh nở, người mẹ lại càng tiến gần hơn nguy cơ bị thoái hóa khớp gối hoặc khớp hông.
Trong một nghiên cứu khác trên 1600 phụ nữ ở độ tuổi từ 50 đến 79, những phụ nữ đã sinh 5 đến 12 con có khả năng thay khớp gối cao gấp 2,6 lần so với những phụ nữ chỉ sinh 1 con.
Lượng hormone estrogen thiếu hụt ảnh hưởng đến khối lượng xương
Bắt đầu từ độ tuổi 30 trở đi, chúng ta đều phải đối mặt với quá trình thoái hóa dần của xương khớp. Theo đó, mỗi năm lượng xương giảm từ 0,25 – 1%.
Ở phụ nữ sau 40 tuổi, lượng hormon estrogen giảm mạnh cộng với tốc độ thoái xương làm khối lượng xương mỗi năm giảm từ 1 đến 5%. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt estrogen làm giảm đi chức năng gắn kết canxi vào khung xương, vai trò tổng hợp vitamin D, dẫn đến cấu trúc tổng thể của xương nói chung và sụn khớp nói riêng mỏng đi, mất tính đàn hồi.
Số lượng hormon testosterone ở nữ ít hơn nam
Hormon testosterone đóng vai trò tạo sức bền, xây dựng cơ bắp bổ trợ khớp gối, giảm nguy cơ các bệnh về xương khớp. Hormon này có ở nam giới nhiều hơn. Đó cũng là lý do vì sao mà chị em phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao hơn.
Do đặc thù công việc nội trợ hằng ngày
Hầu hết phụ nữ Việt đều rất chăm chỉ làm các công việc nội trợ, lau dọn nhà cửa,… Những công việc này khiến người phụ nữ phải thường xuyên ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống, đi lại nhiều lần trong ngày khiến lớp sụn gối thoái hóa nhanh hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố như béo phì, thói quen đi giày cao gót cũng khiến sụn khớp nhanh bị tổn thương gây nên hiện tượng thoái hóa khớp.
Bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng là căn bệnh của riêng ai. Tuy so với nam giới, nguy cơ thoái hóa khớp gối ở phụ nữ cao hơn nhưng không vì thế mà chúng ta trở nên lo lắng, bất an. Nếu bạn đang mắc phải bệnh thoái hóa khớp, hãy luôn giữ một tinh thần lạc quan và tới thăm khám miễn phí tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An.
Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, điện châm, không xâm lấn, không phẫu thuật, không tiêm chích, không dùng thuốc kháng viêm – giảm đau.