Cúm là căn bệnh thường xảy ra khi thời tiết chuyển lạnh hay thay đổi thời tiết và nhiệt độ đột ngột nên bạn cần cẩn trọng.
Tại sao dễ bị cúm vào mùa lạnh
Hầu như tất cả chúng ta đều biết rằng mùa đông là mùa của bệnh cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mặc dù bệnh vẫn có thể xuất hiện vào các thời điểm khác trong năm, nhưng rõ ràng tỷ lệ mắc bệnh tăng cao vào mùa đông.
Tình trạng này diễn ra phổ biến qua nhiều năm, nên nhiều người mặc định công nhận điều đó là hiển nhiên. Bạn có biết rằng, vào mùa đông, virus cúm sẽ khoác lên mình một lớp áo giáp có tác dụng bảo vệ virus cúm và giúp chúng lây lan qua không khí.
Cụ thể khi ở trong môi trường có nhiệt độ lạnh, virus cúm sẽ tạo ra một lớp bao phủ cứng, hoạt động giống như một lớp màng bảo vệ, giúp virus lây lan qua không khí lạnh. Sau khi vào bên trong cơ thể con người, lớp màng đó sẽ tan chảy, virus bắt đầu hoạt động tấn công các tế bào của chúng ta và gây ra bệnh cúm.
Chúng ta dễ bị cảm lạnh, bị cúm cũng như các bệnh về đường hô hấp trong mùa đông hơn không chỉ do virus cúm phát triển mạnh vào mùa đông mà còn vì khi nhiệt độ bên trong cơ thể giảm sau khi tiếp xúc với không khí lạnh, thì khả năng phòng ngự của hệ thống miễn dịch bị suy giảm, dễ bị virus cúm và các loại virus khác đánh bại.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm trên động vật, và phát hiện ra rằng, sự biến động nhiệt độ ở bên trong cơ thể không có tác động trực tiếp đến virus. Mà sự tác động là gián tiếp qua phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus. Hệ thống miễn dịch làm việc hiệu quả hơn khi ở nhiệt độ ấm hơn. Do đó khi chúng ta ở môi trường có nhiệt độ lạnh thì khả năng miễn dịch của cơ thể yếu hơn đó đó virus cúm cũng như các virus khác dễ dàng tấn công chúng ta hơn.
Biểu hiện của bệnh cúm mà bạn nên để ý
Theo các kết quả nghiên cứu, có đến 90% người sẽ bị mắc ít nhất 1 năm/1 lần cảm cúm. Ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi virus cúm được phát tán trong không khí, chúng sẽ tấn công cơ thể theo đường hô hấp.
Biểu hiện bệnh
Người bị bệnh cúm sẽ có những biểu hiện:
– Đau họng; chảy nước mũi nhiều, liên tục, đau đầu, chóng mặt và ho. Lúc này virus cúm đã tấn công vào họng và đường hô hấp của người bệnh.
– Người mắc bệnh cúm sẽ có triệu chứng sốt, đau đầu, cổ họng, mệt mỏi và đau nhức khắp cơ thể. Nếu chuyển biến nặng, cúm có thể gây ra Viêm phổi, viêm cơ tim, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan.
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị bệnh cảm cúm đặc hiệu, mới chỉ dừng lại các phương pháp làm giảm triệu chứng của bệnh là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân, dùng thuốc giảm triệu chứng.
Biến chứng của bệnh cúm
Mặc dù có những biểu hiện nhẹ và phổ biến, nhưng nếu chủ quan thì sẽ dễ dẫn đến những biến chứng bệnh cúm vô cùng nguy hiểm.
Khi bệnh cúm chuyển nặng sẽ dẫn đến suy hô hấp, viêm phổi, hen phế quản, suy tim, đái tháo đường, bệnh mạch vành, suy giảm miễn dịch, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu… trẻ em và người già trên 65 tuổi là đối tượng dễ gặp biến chứng nhất.
Đối với phụ nữ mang thai, biến chứng bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trong 3 tháng đầu như sảy thai hoặc bệnh lý thai nhi.
Cúm thông thường là bệnh lành tính và thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày, không có thuốc điều trị bệnh cúm đặc hiệu nhưng người bệnh có thể điều trị triệu chứng của bệnh bằng một số loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Giảm triệu chứng sốt, đau họng, đau đầu…
Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, tức ngực, ho nhiều, đau nhức, khó thở, mệt mỏi tăng thì nên đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời. Biến chứng nặng nề của bệnh cúm có thể kể đến như:
– Sốt cao 39 độ C – 40 độ C.
– Nhức đầu, đau nhức toàn thân.
– Ho dữ dội, suy nhược nặng, tiêu chảy, nôn ói…
Một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Viêm phổi tim mạch, nhiễm trùng huyết… gây đe dọa tính mạng của nhiều người.
Cách phòng tránh bệnh cúm vào mùa lạnh
Virus cúm có khả năng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, vì vậy mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng các biện pháp sau:
– Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.
– Lau chùi thường xuyên các bề mặt tiếp xúc hay các vật dụng có thể bị lây nhiễm bệnh cúm.
– Xây dựng chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng, ăn uống đúng giờ.
– Tập thể dục hàng ngày, rửa tay trước và sau khi ăn cũng như mỗi khi ở ngoài về nhà, bàn tay sạch là một trong các biện pháp quan trọng để ngừa cúm.
– Bệnh cúm mùa được dự phòng bằng cách tiêm chủng vaccine phòng bệnh cúm.
>>> Xem thêm: Điều trị đau thần kinh tọa tại Hà Nội