Nhiệt độ thấp khiến cơ thể con người trở nên yếu, dễ mắc nhiều căn bệnh đặc trưng mùa lạnh. Cùng tìm hiểu để tìm cách khắc phục bạn nhé!
Tại sao mùa lạnh lại dễ mắc bệnh?
Mùa lạnh dễ khiến con người mắc bệnh là do những nguyên nhân sau:
– Khi nhiệt độ thấp, các siêu vi gây bệnh đường hô hấp ví dụ như virus cúm phát triển dễ dàng hơn so với mùa nóng.
– Khi độ ẩm thay đổi thường là khô hơn, không khí bên ngoài trở nên lạnh hơn, hai yếu tố lạnh và khô này kết hợp với nhau rất dễ kích ứng đường hô hấp hơn là không khí ấm và ẩm.
– Không khí dễ bị tù túng, kém lưu thông, tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại do vào mùa lạnh mọi người có khuynh hướng ít di chuyển ra ngoài đường mà ở trong nhà nhiều hơn, đóng các cửa để tránh không khí lạnh xâm nhập.
– Vào mùa lạnh, ngày ngắn đêm dài, số giờ có ánh sáng mặt trời trong ngày cũng giảm đi. Trong khi ánh mặt trời có tia cực tím là một tác nhân rất quan trọng để tiêu diệt các tác nhân vi sinh vật. Vào mùa đông ánh sáng mặt trời ít đi cũng là một lý do nữa làm cho vi sinh vật dễ sinh sôi nảy nở hơn nữa.
Các căn bệnh dễ mắc phải vào mùa lạnh
Viêm họng
Đây là căn bệnh vô cùng phổ biến vào mùa lạnh. Viêm họng hầu hết bị gây ra do nhiễm virus. Có nhiều trường hợp do sự thay đổi nhiệt độ bất thường từ nơi có nhiệt độ ấm như trong một căn phòng ấm cúng ra ngoài trời lạnh giá
Cách để làm dịu họng, chữa viêm họng và phòng ngừa căn bệnh này đó là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Bệnh cúm
Bệnh cúm là căn bệnh dễ xảy ra trong môi trường có độ ẩm thấp, khí hậu lạnh, ẩm, điều đó dễ làm phát tán bệnh cúm. Tuy được coi là căn bệnh “quốc dân”, không phải là bệnh quá nguy hiểm (trừ với phụ nữ mang thai) nhưng nó lại gây khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của cơ thể, khiến bệnh nhân giảm năng suất làm việc, cơ thể mệt mỏi vô cùng khó chịu,…
Biểu hiện bệnh của bệnh có thể kể đến như:
– Chảy nước mắt và nước mũi.
– Hắt hơi, chảy nhiều nước mũi.
– Sốt, ớn lạnh, ho, đau họng.
– Nghẹt mũi, toàn thân đau mỏi…
Lưu ý: Cúm nặng có thể gây tiêu chảy, nôn mửa, co cơ bụng…
Liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt, méo miệng)
Có nhiều nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng nhưng 75% là do lạnh đột ngột làm ảnh hưởng tới dây thần kinh số 7 gây liệt mặt ngoại biên. Đa phần người bệnh khi ngủ dậy đi tiểu đêm, đặc biệt là người cao tuổi hay những nam giới bị mắc bệnh về thận, bệnh tiểu đường là đối tượng dễ mắc bệnh.
Khi gặp lạnh đột ngột do phòng ngủ không kín gió hoặc khi ra khỏi nhà gặp lạnh đột ngột, khi trở về bỗng thấy một bên mặt tê khác thường, hơi cứng, má xệ xuống, miệng méo sang một bên.
Nguyên nhân là do trời lạnh, dây thần kinh số 7 bị nhiễm lạnh đột ngột khi gặp gió lạnh đột ngột, không khí lạnh buốt từ bên ngoài. Khi bị nhiễm lạnh đột ngột, mạch máu bị co thắt lại dẫn đến thiếu máu nuôi dưỡng và sưởi ấm làm cho dây thần kinh sẽ bị phù nề, bị chèn ép và dẫn đến liệt.
Phương pháp phòng ngừa bệnh vào mùa lạnh
Bệnh nhân nên lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình:
– Tránh ra ngoài khi thời tiết quá lạnh, quá khô mà không có bảo vệ như không mặc đủ áo ấm, không che cổ, không mang khẩu trang để làm ấm không khí trước khi không khí đi qua mũi.
– Nên để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi đột ngột từ nóng (trong nhà) sang lạnh (ngoài nhà), nên đứng ở cửa một lát rồi mới ra.
– Nếu không thật cần thiết, tránh đi ra khỏi nhà vào lúc sáng sớm và tránh về nhà quá muộn vào ban đêm.
– Tránh đến nơi quá tụ họp quá đông người, nhất là khi tụ họp tại phòng kín vì nơi đó mật độ các tác nhân vi sinh vật nếu có sẽ cao và tồn tại lâu trong môi trường.
– Tránh làm ô nhiễm môi trường vì các hành vi như hút thuốc lá nơi công cộng, thải chất độc trong khói thuốc lá ra ngoài môi trường.
– Khi bị cảm cúm phải đeo khẩu trang để tránh ho khạc virus cúm ra ngoài môi trường.
– Khi ho phải che miệng, ho vào khuỷu tay của mình tránh lan virus cúm ra ngoài môi trường.
– Giữ cho môi trường thông thoáng có đủ ánh sáng để tiêu diệt tác nhân vi sinh vật nếu có.
– Ăn uống đầy đủ, đặc biệt là rau xanh nhằm cung cấp đủ vitamin giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
– Uống nước đủ là một cách bù trừ cho tình trạng mất nước qua đường hô hấp, qua da vào môi trường lạnh và khô.
– Rửa mũi và súc họng là hai biện pháp có thể tiến hành để bảo vệ mũi họng.
Nếu chẳng may mắc bệnh vào mùa lạnh, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa Tâm An để được khám và điều trị tận gốc bạn nhé!
>>> Xem thêm: Điều trị liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả