Tai biến mạch máu não là căn bệnh đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu sự nghiêm trọng của căn bệnh này nhé!
Tai biến mạch máu não diễn ra đột ngột
Tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và chỉ vài phút sau đó các tế bào não bắt đầu chết.
Tai biến mạch máu não xảy ra do 2 nguyên nhân:
– Thiếu máu não: do tình trạng tắc mạch, xuất hiện cục huyết khối tại chỗ do vữa xơ động mạch, mảng bám,… khiến máu không thể lưu thông lên não. Đây là nguyên nhân gây ra 80 – 85% các ca bệnh tai biến gây đột quỵ.
– Chảy máu não: chiếm 15-20%, có thể do tăng huyết áp, chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch, chảy máu do huyết khối tĩnh mạch não.
Tai biến mạch máu não chia thành mấy giai đoạn
Tai biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:
Giai đoạn bắt đầu
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, chưa xảy ra những biểu hiện không nghiêm trọng hoặc không quá đặc trưng, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc bỏ qua dấu hiệu bệnh.
Giai đoạn quyết định
Sau giai đoạn khởi đầu, tai biến mạch máu não sẽ chuyển qua giai đoạn nặng hơn. Nếu can thiệp ở giai đoạn này thì người bệnh vẫn có khả năng sống sót tuy nhiên sẽ có biến chứng nghiêm trọng như rối loạn thực vật, hôn mê, liệt nửa người,…
Giai đoạn tiến triển
Giai đoạn tiến triển chính là giai đoạn cuối cùng của một người bị tai biến mạch máu não, cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì người bị tai biến sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Các trường hợp cấp cứu, can thiệp trong giai đoạn này cũng khó khăn hơn và tỷ lệ thành công thấp hơn.
Lưu ý những dấu hiệu báo động tai biến mạch máu não
Do tai biến mạch máu não là tình trạng tối khẩn cấp, nếu gặp những biểu hiện này, nên chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế:
– Đột ngột rối loạn thị giác ở một bên hay hai bên.
– Đột ngột rối loạn việc đi đứng, choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác.
– Đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân.
– Đột ngột tê hay yếu của mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một nửa cơ thể.
– Đột ngột lú lẫn, rối loạn hay không hiểu lời nói.
Khi tai biến mạch máu não xảy ra, việc vận chuyển bệnh nhân cũng cần chú ý đảm bảo an toàn. Tốt nhất là gọi xe cấp cứu để nhân viên y tế có chuyên môn vận chuyển. Trường hợp người nhà tự đưa bệnh nhân đi cấp cứu, cần liên hệ với bệnh viện – nơi có chuyên khoa đột quỵ để được hướng dẫn cách vận chuyển bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng hơn.
Khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế, việc cấp cứu điều trị phải được tiến hành khẩn trương đúng quy trình.
Xử lý ra sao khi tai biến mạch máu não tại nhà
Nhiều người thường nhầm lẫn các dấu hiệu của đột quỵ với hiện tượng trúng gió, nên xoa dầu nóng, cạo gió, cắt lể… Điều này là hoàn toàn sai lầm, có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Điều cần làm đúng như sau:
– Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm nhớt cho bệnh nhân dễ thở.
– Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở điều trị chuyên sâu sớm, để tận dụng được thời gian vàng trong điều trị tai biến mạch máu não.
– Không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi chuyển. Khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng.
– Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển đến viện xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
– Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác, không để nằm chờ xem bệnh nhân có khỏe lại không.
Phục hồi sau tai biến mạch máu não
Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, bản thân người bệnh và gia đình cũng cần lưu tâm đến các yếu tố như:
– Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa. Cung cấp đầy đủ nhóm vitamin, chất xơ và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.
– Kết hợp tập luyện tại nhà: Các bài tập nhẹ trong thời gian đầu sau tai biến là rất cần thiết. Tùy theo mức độ của di chứng, gia đình và nhân viên y tế cần hỗ trợ để người bệnh có thể thực hiện các bài tập trong một thời gian tối thiểu và tăng dần độ khó và cường độ tập luyện.
– Thường xuyên động viên, chia sẻ, khích lệ: Đây là hành động giúp người bệnh giữ được tinh thần lạc quan, tích cực, hạn chế nguy cơ lo âu, tự ti, trầm cảm.
– Thăm khám định kỳ để phát hiện và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, dự phòng tái phát đột quỵ
>>> Xem thêm: Điều trị đau thần kinh tọa tại Hà Nội chất lượng