Tắc tia sữa là vấn đề thường gặp của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ khi xử trí tắc tia sữa mắc phải những sai lầm khiến cho tình trạng tắc tia sữa càng nặng hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dấu hiệu nhận biết bị tắc tia sữa
Dấu hiệu nhận biết
Dù bạn đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian thì tình trạng tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Các bà mẹ cần chú ý một số dấu hiệu như sữa không tiết ra hoặc tiết ra rất ít ngay cả khi mẹ chủ động vắt sữa; toàn bộ vú căng tức, đau; ngực sưng nóng đỏ; các nốt sần nổi trên ngực: sờ vào bầu vú cảm thấy có một hoặc nhiều điểm cứng, đau; đôi khi tắc tia sữa có thể gây sốt.
Phân biệt tắc ống dẫn sữa và viêm ngực
Các ống dẫn bị tắc mà không được điều trị có thể biến chứng thành viêm ngực, một bệnh nhiễm trùng gây đau đớn. Viêm ngực cần được điều trị y tế, vì vậy, điều quan trọng là phải biết mẹ có thể đang đối phó với vấn đề nào. May mắn thay, nó thường khá dễ dàng để nhận ra sự khác biệt.
Mẹ có thể bị tắc ống dẫn khi:
– Mẹ không đau hoặc cơn đau chỉ giới hạn ở khu vực xung quanh
– Khu vực xung quanh cục u có thể đỏ, nhưng toàn bộ vú không đỏ
– Ngoài vùng ngực sưng, mẹ thường cảm thấy ổn
Mẹ có thể bị viêm vú nếu:
– Toàn bộ ngực mềm, đau, sưng hoặc đỏ
– Viêm ngực cũng gây ra các triệu chứng giống như cúm bao gồm sốt hơn 38,5 độ C, đau nhức và mệt mỏi
– Mẹ cần phải được trợ giúp y tế ngay lập tức nếu mẹ nghi ngờ mình bị viêm ngực, vì bệnh nhiễm trùng thường cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Điều trị tắc tia sữa bằng phương pháp nào?
– Đầu tiên áp dụng các biện pháp sau: Cho bé bú bên ngực bị đau trước vì lúc này con sẽ bú bằng lực mạnh nhất để hút sữa mẹ, nhờ đó giúp khai thông tia sữa bị tắc. Tăng cường cho bé bú liên tục 10 – 12 lần/ngày, sau bú phải vắt sạch sữa thừa hoặc hút hết sữa thừa còn đọng lại ra ngoài.
– Chườm nóng quanh bầu ngực sẽ giúp khai thông tia sữa, giảm sưng, giảm đau.
– Thay đổi tư thế cho con bú từ bế, nằm, ngồi sẽ giúp sữa trong các tia được hút hết ra ngoài.
– Xoa bóp vùng ngực đau thường xuyên: xoa bắt đầu từ bầu vú xung quanh hướng dần vào trong núm vú, vừa xoa vừa ép bầu vú lên thành ngực, xoa theo chiều kim đồng hồ thời gian 20 – 30 phút, sau xoa bóp thì cho trẻ bú.
– Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi: uống nhiều nước, bổ sung thức ăn tăng cường sức đề kháng.
– Nếu áp dụng các biện pháp trên trong vòng 24 giờ không có hiệu quả, tình trạng căng tức nhiều thì bạn cần sự can thiệp của nhân viên y tế. Cần điều trị thật tốt để tránh viêm tuyến vú và áp xe tuyến vú.
Cách chữa tắc tia sữa bằng châm cứu có hiệu quả không?
Đông y điều trị tắc tia sữa ở giai đoạn đầu rất hiệu quả. Châm sức các huyệt xung quanh vú và các huyệt toàn thân kết hợp xoa bóp, day ấn tại vùng vú sưng đau, vắt sạch sữa. Nếu mới bị có thể chỉ cần châm cứu một lần là đã thông được tắc tia sữa.
Ngoài ra khi đến bệnh viện bác sĩ có thể chỉ định thêm các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm trị liệu, hồng ngoại trị liệu, sóng ngắn trị liệu. Đây là các phương pháp điều trị tác dụng nhiệt vào sâu bên trong mô tuyến sữa giúp thông tia sữa.
Tắc tia sữa dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây cảm giác đau nhức, khó chịu và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Để chữa trị hiệu quả và dứt điểm tình trạng này, chị em nên áp dụng phương pháp chữa tắc tia sữa bằng châm cứu. Đây là phương án vô cùng hữu hiệu để khắc phục tình trạng tắc tia sữa, giúp nguồn sữa ổn định và chất lượng hơn.
Điều trị viêm tắc tia sữa bằng châm cứu không chỉ giúp đã thông ách tắc tại các ống dẫn mà còn giúp lưu thông khí huyết, tăng tiết hormon để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý phòng tránh tắc tia sữa
– Bà mẹ phải rửa tay trước khi cho con bú, rửa sạch đầu vú bằng nước muối sinh lý trước và sau cho con bú. Khi vệ sinh cần lau từ trong ra ngoài, lau khô và sạch kẽ đầu vú khi trẻ bú xong.
– Massage vú: sau sinh bà mẹ thường xuyên xoa bóp nhẹ nhàng hai bầu vú, xoa theo vòng tròn theo chiều kim đồng hồ đồng thời xoa nhẹ đầu vú để kích thích vú tiết sữa. Có thể dùng khăn ấm massage bầu vú khi thấy hai vú căng tức.
– Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa hút hết sữa ra ngoài không để sữa sót lại sau mỗi lần bé bú.
– Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái, không mặc áo nịt bằng sợi nylon tổng hợp vì có thể gây loét đầu vú.
– Uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng tăng 25% so với bình thường.
– Nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Tâm An nếu có bất kỳ triệu chứng nào để chúng tôi kịp thời điều trị cho bạn nhé!
>>> Xem thêm: Điều trị chắp lẹo Đông Y hiệu quả