Tình trạng mất ngủ khi đang mang thai diễn ra vô cùng phổ biến. Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho mẹ bầu mất ngủ, gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người mẹ.
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Hiện tượng mất ngủ có phải dấu hiệu mang thai hay không nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bầu. Sự thật, mất ngủ cũng được xem là 1 trong những dấu hiệu báo có thai ở cơ thể phụ nữ. Những thay đổi về nội tiết tố làm cho bà bầu mất ngủ khi mang thai tuần đầu hoặc mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ.
Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai thường diễn ra ở giai đoạn cuối thai kỳ. Bà bầu mất ngủ có thể do một số nguyên nhân sau:
Nghén
Ốm nghén thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra mất ngủ 3 tháng đầu thai kỳ cho chị em phụ nữ. Nghén sẽ làm cho cơ thể người mẹ mệt mỏi, khó chịu, kén ăn, lười ăn, khó chịu… Từ đó ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi và giấc ngủ của mẹ, làm mẹ dễ bị mất ngủ khi mang thai.
Tâm trạng căng thẳng, lo lắng
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện 1 loại hormone progesterone làm cho người mẹ trở nên nhạy cảm hơn, dễ thay đổi về mặt cảm xúc nhanh chóng (lo âu, vui vẻ, căng thẳng, tức giận, v.v..) làm cho thai phụ khó kiểm soát về mặt cảm xúc và khó đi vào giấc ngủ.
Vấn đề phát triển của thai nhi
Thai nhi phát triển lớn lên gây ra khó khăn trong việc kiếm tư thế ngủ thoải mái cho mẹ – an toàn cho bé làm cho bà bầu mất ngủ hoặc ngủ không ngon, không sâu giấc.
Vấn đề tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng
Thai nhi phát triển khiến cho dạ dày của mẹ bầu bị chèn ép. Khi ăn, thức ăn dễ bị đẩy ngược lên thực quản gây khó chịu nên khả năng đi vào giấc ngủ khó hơn.
Ngoài ra, cung cấp quá nhiều dưỡng chất cùng lúc khiến cơ thể không hấp thụ hết, các dưỡng chất tồn đọng lại kết hợp với những vấn đề tiêu hóa (đầy bụng, ợ nóng, v.v… ) cũng là nguyên nhân làm cho phụ nữ dễ mất ngủ khi mang thai.
Vấn đề đau nhức, chuột rút
Thai nhi lớn, trọng lượng cơ thể tăng gây sức ép lớn lên lưng và chân cho người mẹ. Các cơn đau nhức sẽ diễn ra thường xuyên hơn đặc biệt với những người bị thoát vị đĩa đệm.
Vậy nên những bà bầu 8 tháng mất ngủ thường do vấn đề về chuột rút, đau nhức lưng làm cho giấc ngủ của người mẹ bị gián đoạn, ngủ không sâu và ngon giấc.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của con khi mẹ bầu mất ngủ
Việc mẹ bầu mất ngủ trong thời gian dài cũng gây ra những ảnh hưởng đến em bé, không chỉ về sự phát triển trong thời kỳ mang thai mà cả sau khi sinh, bé vẫn có thể gặp phải những vấn đề vê sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ bầu cần có kiến thức khoa học đầy đủ, chính xác để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh, toàn diện cho con.
Trẻ dễ bị sanh non
Với những bà bầu bị mất ngủ ngoài tác động xấu đến cơ thể còn dễ gây ra tình trạng sinh non. Việc sinh non có ảnh hướng lớn đến em bé như: bé sức đề kháng yếu, dễ mắc một số bệnh của trẻ sơ sinh, v.v..
Trẻ dễ bị thiếu máu sau sinh
Theo nghiên cứu, khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng là thời gian tái tạo máu trong cơ thể em bé diễn ra thuận lợi nhất. Phụ nữ mang thai ngủ trễ hơn 23 giờ có thể ảnh hưởng đến quá trình tự tạo máu tự nhiên của thai nhi, dễ xảy ra tình trạng trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu.
Trẻ sơ sinh dễ quấy khóc
Mẹ bầu khó ngủ khi mới mang thai không ảnh hưởng nhiều đến trẻ, nhưng tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm thay đổi thói quen sinh học của trẻ, trẻ sinh ra dễ quấy khóc, hay tức giận hoặc khó chịu.
Làm sao để cải thiện giấc ngủ tốt hơn?
Với những bà bầu mất ngủ khi mới mang thai thường là do sự thay đổi hormone gây mệt mỏi, ốm nghén và tâm trạng lo lắng khi mới cấn bầu. Với giai đoạn này, người mẹ cần bổ sung những kiến thức sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
Mẹ bầu nên uống nhiều nước, ăn đồ ăn chứa chất lỏng để dễ tiêu hóa và dễ chịu. Tuy nhiên không nên ăn các thực phẩm này vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi tiểu đêm, thức giấc giữa đêm làm cho mất ngủ.
Tránh những cơn ốm nghén bằng những đồ ăn nhẹ, bánh quy. Tuy nhiên không nên ăn đồ quá nhiều đường để dễ mắc các chứng bệnh thai kỳ.
Chia chế độ ăn thành những bữa nhỏ để tránh các bệnh về đường tiêu hóa và tránh để dạ dày trống rỗng.
Tránh sử dụng các loại thực phẩm, nước uống chứa caffeine, chất kích thích để tránh làm mất ngủ khi mang bầu.
Mẹ bầu mất ngủ có thể sử dụng các loại trà thảo mộc đặc biệt là trà gừng. Trà gừng là một trong những thức uống giúp phụ nữ mang thai giảm buồn nôn hoặc các triệu chứng ốm nghén. Nhờ vậy, bầu mất ngủ có thể cải thiện được phần nào tình trạng thiếu ngủ của mình.
Xây dựng thời gian biểu cho sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý
Nên ưu tiên nghỉ ngơi đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, bà bầu mất ngủ chỉ nên nghỉ trưa hoặc ngủ ngày không quá 30 phút để tránh ngủ quá nhiều, gây mất ngủ vào ban đêm.
Khi tỉnh giấc giữa đêm, mẹ bầu chỉ nên bật đèn với ánh sáng dịu để dễ trở lại giấc ngủ.
Xây dựng một thời gian biểu và cố gắng tuân theo lịch ngủ đã làm. Lâu dài, cơ thể bạn sẽ xây dựng được chế độ ngủ nghỉ thích hợp.
Luyện tập các bài thể dụng nhẹ nhàng để máu được lưu thông, giảm tình trạng bị chuột rút để ngủ ngon hơn. Đi bộ, yoga là những môn rất phù hợp cho phụ nữ mang thai nhất là mẹ bầu bị mất ngủ.
>>> Xem thêm: Thủy châm điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả