Vào mùa lạnh, những người hay làm việc khuya rất dễ bị nặng nguy cơ liệt mặt, méo miệng. Bệnh có thể được chữa khỏi nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ rất dễ để lại di chứng, nhất là về mặt thẩm mỹ.
Dấu hiệu nhận biết
Bệnh liệt mặt, méo miệng thường xảy ra đột ngột, người bệnh gặp khó khăn trong việc cười nói, đánh răng, súc miệng, nước trào ra một bên mép. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung bị méo. Mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng.
>>> Xem ngay: Liệt dây thần kinh số 7 có nguy hiểm không?
Ngoài ra, còn một số triệu chứng ít gặp hơn như tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc sau bữa ăn.
Liệt mặt, méo miệng nếu để lâu không được điều trị kịp thời sẽ có một số biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc, co giật cơ mặt hoặc co cứng nửa mặt.
Liệt mặt, méo miệng là bệnh lý thường gặp, không phân biệt giới tính, độ tuổi. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ trên khuôn mặt, tác động đến tâm lý, làm người bệnh mất tự tin trong các hoạt động giao tiếp xã hội, khó khăn trong các hoạt động cộng đồng.
Nguyên nhân gây liệt mặt, méo miệng
Nguyên nhân thường gặp nhất là do lạnh (chiếm trên 80%) dẫn tới co thắt mạch nuôi dây thần kinh VII gây ra thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope.
Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi bệnh nhân gặp lạnh, hoặc chuyển từ nóng sang lạnh: ban đêm ngủ nằm điều hòa lạnh, có gió lùa, sau khi tắm vào phòng điều hòa lạnh, ngồi trên xe ô tô, xe bus mở điều hòa lạnh, tắm nước lạnh sau khi vận động ra mồ hôi,…
Một số nguyên nhân khác dẫn đến liệt mặt, méo miệng như Zona thần kinh, viêm tai xương chũm, u dây thần kinh, phẫu thuật, chấn thương,…
Điều trị bệnh liệt mặt, méo miệng như thế nào?
Liệt dây thần kinh số VII cần được điều trị sớm, tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh lại gây biến dạng khuôn mặt, ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lao động, tâm lý, giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Đừng chủ quan! Vì nếu không điều trị liệt dây thần kinh số 7 kịp thời và triệt để, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Bệnh này có thể là dấu hiệu sớm của liệt nửa người.
Các Y Bác sĩ tại Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An đã nghiên cứu và cân nhắc phương pháp điều trị bệnh bằng YHCT một cách toàn diện, phù hợp với cơ địa, thể trạng bệnh nhân.
Tâm An thực hiện đúng như nguyên lý điều trị bệnh của YHCT là tác động vào căn nguyên, giải quyết song song các triệu chứng bệnh bên ngoài, phương pháp điều trị bệnh của phòng khám đang mang đến hiệu quả toàn diện, hiệu quả cao.
Từ đó, với mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ khám và điều trị dựa vào cơ địa, thể trạng bệnh, đặc biệt không dùng thuốc, không tác dụng phụ để thu về hiệu quả cao nhất.
Phòng khám chuyên khoa YHCT Tâm An bằng phương pháp y học cổ truyền đã tiếp nhận và điều trị liệt 7 ngoại biên bằng Đông y với tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%.
Các phương pháp điều trị liệt dây thần kinh số VII tại Tâm An:
- Điện châm
- Cứu ngải
- Xoa bóp bấm huyệt
- Thủy châm, laser châm
- Cấy chỉ.
Với phương châm đặt sức khỏe của bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu, đội ngũ y bác sĩ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Tâm An không ngừng nâng cao chuyên môn nhằm mang đến cho bệnh nhân những liệu trình an toàn, hiệu quả lâu dài, ngăn ngừa tái phát.
Hình ảnh điều trị liệt VII tại Tâm An:
Hình ảnh bệnh nhân bị liệt VII trước khi điều trị:
Bệnh nhân trong quá trình điều trị
Kết quả điều trị sau 7 ngày