Đến nay, sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vậy khi bé nhà bạn mắc sốt xuất huyết, bạn nên chăm sóc như thế nào?
Nguyên nhân mắc sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus Dengue gây ra. Bệnh sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Hiện nay thời tiết đang bắt đầu chuyển sang mùa mưa, khí hậu ẩm ướt, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, phát triển, làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.
Bên cạnh đó, thời gian này các em học sinh được nghỉ hè, có nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao, dã ngoại,… việc vui chơi ngoài trời nhiều cũng khiến trẻ dễ bị muỗi tấn công.
Hơn nữa, ý thức phòng chống muỗi đốt ở trẻ em chưa cao và sức đề kháng của trẻ cũng yếu hơn so với người lớn nên lại càng dễ mắc bệnh hơn người lớn.
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết
Phụ huynh lưu ý dưới đây là 1 số dấu hiệu của sốt xuất huyết, tùy vào mức độ mà bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác nhau. Nhìn chung, khi bị sốt xuất huyết, mọi người sẽ xuất hiện các dấu hiệu cơ bản sau:
– Sốt đột ngột và sốt cao, từ 39 – 41 độ C.
– Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu.
– Xuất hiện các nốt xuất huyết trên cơ thể.
– Đau đầu, đau bụng, đau xương và khớp.
– Sau khi hết sốt là các biểu hiện tím môi, tay chân lạnh, người bứt rứt, tiểu tiện ít,… Lúc này, cần được can thiệp y tế ngay tức thì, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 4 cấp độ từ nhẹ tới nặng.
– Độ 1: Người bệnh sốt nhẹ, chưa có triệu chứng xuất huyết
– Độ 2: Sốt có triệu chứng xuất huyết
– Độ 3: Bắt đầu có dấu hiệu sốc
– Độ 4: Tình trạng sốc nặng
Với sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2, trẻ có thể điều trị tại nhà có theo dõi chặt chẽ hoặc nhập viện nếu xét thấy cần thiết, gia đình phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tuy là chăm sóc tại nhà nhưng vẫn cần theo dõi 24/24 giờ nhiệt độ của trẻ bằng cách cặp nhiệt độ ở. Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết là khi trẻ hết sốt, thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6, một số bệnh nhi có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo sau đây:
- Trẻ nôn trớ, đau bụng.
- Cảm giác bứt rứt khó chịu, quấy khóc, li bì, tay chân nhớp lạnh, tím, vã mồ hôi.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng
- Ói ra máu, đi tiêu phân đen.
Phòng sốt xuất huyết ở trẻ như thế nào?
Cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày, không để trẻ sinh hoạt nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da không có quần áo che để bảo vệ trẻ khi vui chơi bên ngoài.
Thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng. Thay nước ở các lọ hoa mỗi ngày, thả muối hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh…
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu. Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng.
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Không nên chủ quan để tránh trẻ gặp phải những biến cố khó lường.
Nếu có bất kỳ thắc mắc về căn bệnh, liên hệ ngay với Phòng khám chuyên khoa Tâm An qua Hotline 0385 137 862 để được tư vấn miễn phí bạn nhé!