Hiện nay, bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 xuất hiện ngày càng phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới người bệnh. Cùng tìm hiểu nhé!
Hiện trạng thoái hóa đốt sống cổ C3, C4 hiện nay
Trong thời đại hiện nay, đa số các bạn sẽ mắc chứng bệnh liên quan đến xương khớp, nhất là liên quan đến đốt sống cổ. Chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ C3, C4 gây ra những cơn đau đớn, nhức mỏi khiến người bệnh sinh hoạt và làm việc vô cùng bất tiện.
Vậy thế nào là đốt sống cổ C3, C4? Cơ thể chúng ta có tổng cộng 7 đốt sống từ C1 đến C7, giữa các đốt sống cổ có phần đĩa đệm với tác dụng hạn chế lực ma sát giữa các đốt sống khi chúng ta vận động như cúi đầu, ngửa cổ hay xoay đầu,…
Đốt sống C3, C4 đảm nhiệm chức vụ kết nối các dây chằng ở vùng cổ, vai, bởi vậy đây là 2 phần đốt sống có nguy cơ bị thoái hóa cao nhất. Một phần cũng là vì đây là khớp cử động chính của phần đầu cổ, là hai đốt sống trung tâm có phạm vi hoạt động khá lớn.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C3 C4 là tình trạng lớp đệm bị rạn và nứt khiến dịch nhầy trong khớp tràn ra ngoài và chèn ép lên dây thần kinh gây ra những cơn đau khó chịu hành hạ người bệnh.
Thoái hóa đốt sống cổ C3, C4 có biểu hiện gì?
Cần nhận biết rõ căn bệnh để sớm nhận ra và điều trị kịp thời. Có thể thấy, thoái hóa đốt sống cổ C3 C4 có sự đe dọa rất lớn đến sức khỏe của bệnh nhân. Các triệu chứng bệnh biểu hiện như sau:
– Giai đoạn khởi phát: Trong giai đoạn này, cổ tê cứng, khó khăn khi thực hiện các động tác như cúi hoặc ngẩng đầu, quay đầu, đau vai gáy,…
– Giai đoạn tiến triển: Sau khi khởi phát, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau kéo dài âm ỉ và lan rộng ra phía sau đầu.
– Giai đoạn trở nặng: Nếu để lâu không điều trị, tất cả các vị trí vùng đầu cổ đều bị đau nhức, đặc biệt là trán và vùng chẩm. Cường độ tăng dần và lan rộng đến vai và hai cánh tay. Một vài bệnh nhân sẽ bị tê cứng cả cánh tay, hoạt động cầm nắm hoặc giơ tay lên cao bị hạn chế.
Mức độ nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ C3, C4
Bởi đảm nhiệm vai trò chính trong việc điều khiển vận động của cổ nên nếu bạn bị thoát vị đĩa đệm ở vị trí này, nó chắc chắn sẽ gây ra những nguy hiểm khôn lường, những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và gây ra một số biến chứng như:
– Gây chèn ép dây thần kinh cổ: Khi bạn bị thoái hóa, phần đĩa đệm sẽ tràn ra khỏi ổ khớp và chèn ép vào dây thần kinh, gây ra những cơn đau âm ỉ gây cản trở người bệnh khi vận động. Nếu không điều trị kịp thời, để tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị suy nhược và có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
– Gây ra rối loạn huyết áp: Khi mắc phải căn bệnh, huyết áp của bạn sẽ tăng giảm thất thường, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: mờ mắt, ù tai, tê tay, đau nhức răng, thậm chí gây liệt, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình,…
– Gây ra rối loạn cảm giác: Chứng rối loạn cảm giác hay xảy ra nhất là ở vùng tay và cổ. Nguyên nhân là do khi dây thần kinh tổn thương, vùng da tương ứng sẽ có cảm giác tê bì, nóng lạnh thất thường,…
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ C3, C4 như thế nào?
Như những biến chứng nguy hiểm kể trên, thoái hóa đốt sống cổ C3, C4 là căn bệnh không thể lơ là, nếu để lâu không điều trị sẽ ngày càng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm.
Theo Y học cổ truyền, có thể áp dụng vật lý trị liệu để điều trị thoái hóa. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, có rất nhiều cách thuộc phương pháp vật lý trị liệu như: bấm huyệt, châm cứu, massage, bài tập kéo giãn cột sống cổ, chiếu tia hồng ngoại,…có thể giúp bạn đẩy lùi cơn đau hiệu quả. Các phương pháp đem lại lợi ích như sau:
– Các bài tập vận động: giãn cơ nhẹ nhàng, cải thiện cơ bắp, thúc đẩy lưu thông máu,…
– Sử dụng tia laser: Nhân nhầy bị đốt cháy, hạn chế chèn ép của dịch nhầy lên các rễ thần kinh, cải thiện rách bao xơ,…
– Massage, chườm nóng hoặc lạnh: Giảm đau nhức, thúc đẩy máu lưu thông và kích thích tuyến nhờn tránh khô khớp cổ.
– Phương pháp kéo giãn: Thu nhỏ các khối thoát vị, giảm áp lực lên vùng cổ và đĩa đệm.
– Thủ thuật châm cứu: Tác động vào huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết, giải phóng hormon endorphin làm giảm đau nhanh chóng.
Hoặc có thể áp dụng phương thức điều trị theo dân gian như
– Sử dụng lá mật gấu: Xay lá mật gấu đã rửa sạch với một ít nước sau đó chắt lấy nước uống cùng sau bữa ăn.
– Thái mỏng rễ đinh lăng rồi sắc với nước ấm và sử dụng thay nước lọc trong ngày.
– Lá lốt: Sao nóng lá lốt đã được thái nhỏ cùng muối trắng. Cho hỗn hợp vào khăn rồi đắp lên vùng bị đau từ 20 đến 30 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm đau.
Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện nào của bệnh, hãy nhanh chóng liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Tâm An ngay hôm nay!
>>> Xem thêm: Điều trị đau thần kinh tọa tại Hà Nội hiệu quả