Với chỉ số ô nhiễm không khí cao như hiện tại thì căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng đang dần trở nên phổ biến ở mọi độ tuổi. Viêm xoang có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như đau đầu, đau mặt, đau họng, sổ mũi, khó thở và ho.
Việc điều trị viêm xoang phải dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu triệu chứng viêm xoang không quá nặng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian trong bài viết dưới đây để giảm bớt triệu chứng.
Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang
Viêm xoang do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất trong đó là do virus và vi khuẩn. Ngoài ra, viêm xoang có thể là do các yếu tố gây dị ứng (khói bụi, khói thuốc lá, nấm mốc, lông thú nuôi, phấn hoa, nước hoa, thời tiết,…) gây ra.
Tình trạng này thường gặp ở những người bị hen suyễn hoặc cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng. Bên cạnh đó, một tỷ lệ thấp viêm xoang đến từ nguyên nhân phì đại cuốn mũi, lệch vách ngăn mũi, polyp mũi.
Triệu chứng thường gặp của viêm xoang
Dù là viêm xoang cấp tính hay mạn tính thì cũng đều có những triệu chứng dưới đây:
- Sổ mũi, hắt xì hơi thường xuyên (biểu hiện giống như cảm cúm).
- Đau đầu, đặc biệt là đau tại các hốc xoang.
- Rát họng, ho, đặc biệt ho nhiều, đau họng sau khi thức dậy.
- Nếu bị viêm xoang nặng, người bệnh có thể bị sốt, sưng và đau vùng mặt (đặc biệt là trán, thái dương), hôi miệng, mệt mỏi, khả năng cảm nhận mùi kém hay nghiêm trọng hơn là không ngửi thấy mùi.
Điều trị viêm xoang theo phương pháp dân gian
Viêm xoang mãn tính là căn bệnh khiến nhiều người e ngại, là nỗi khiếp đảm bởi nó gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Không chỉ vậy đây còn là căn bệnh “lì lợm” khi rất khó điều trị.
Chữa viêm xoang mãn tính bằng thuốc Nam hiện đang được rất nhiều người tìm kiếm chọn lựa sử dụng bởi nó xuất phát từ 100% từ các loại lá tự nhiên đã được nghiên cứu là có hiệu quả cao trong điều trị viêm xoang. Một trong những bài thuốc dân gian được đánh giá vô cùng hiệu quả đó là lá hẹ.
– Cây hẹ là một trong những loại cây quý vừa là thảo dược lành tính vừa là loại thực vật giàu dinh dưỡng. Hợp chất có trong lá hẹ có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao, có khả năng kháng viêm, tiêu sưng, chống tụ cầu và vi khuẩn và an toàn hơn rất nhiều so với các thuốc kháng sinh.
Phương pháp sử dụng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lá hẹ hấp cách thủy sau đó sử dụng ngày 2-3 lần mỗi lần khoảng 2 thìa cà phê là có thể giảm thiểu được tình trạng viêm xoang.
– Sử dụng lá cây cỏ mực hoặc cứt lợn: Hai loại lá này có tính chất chống viêm và giảm đau, nó có thể giúp làm giảm sưng và đau do viêm xoang. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Chuẩn bị một nắm lá cây cứt lợn tươi mang rửa sạch.
- Giã nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt.
- Cho nước cốt vào lọ nước nhỏ mắt và nhỏ 1-2 giọt vào mũi.
– Sử dụng tinh dầu: Tinh dầu có thể giúp giảm sưng và đau do viêm xoang. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà, tinh dầu trà, tinh dầu hoa cúc hoặc tinh dầu hạt điều để massage nhẹ nhàng khu vực bị viêm.
Khi nào điều trị viêm xoang bằng phương pháp dân gian?
Với những trường hợp viêm mũi dị ứng, viêm xoang ở thể nhẹ, triệu chứng nhẹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị dân gian kể trên.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng nặng của viêm xoang thì ngay lập tức tới Phòng khám chuyên khoa Tâm An để được khám và điều trị bạn nhé, không nên tự điều trị tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ!